Cụm từ sản xuất tinh gọn có lẽ quen thuộc với nhiều người, vậy, với cương vị là một Trainer, có bao giờ bạn nghe đến soạn bài giảng tinh gọn chưa? Tại bài viết lần này, VMP sẽ giúp bạn tìm hiểu công thức soạn bài giảng tinh gọn với 3S.
Nội dung được đúc kết bởi chuyên gia và chia sẻ tại khóa Train The Trainer 3+. Bài viết thuộc chuỗi Tips For Trainer – chuỗi bài viết giúp bạn “thao túng tâm lý” học viên.
Soạn bài giảng tinh gọn là gì?
Có bao giờ bạn rơi vào tình trạng soạn hàng trăm slide bài giảng đến nỗi mình cũng không thể nhớ hết nội dung không? Chính việc này khiến Trainer vô tình rơi vào bẫy chiếu slide và đọc ngay trong lớp học. Và có một nghịch lý diễn ra: bạn không thể nhớ hết nội dung nhưng lại mong muốn học viên có thể áp dụng được sau khi học.
Nhận thấy được vấn đề này, Trainer Phan Hữu Lộc đúc kết và đưa ra công thức soạn bài giảng tinh gọn với 3S: Simple, Structure, Standardize. Với công thức này, bất cứ bài giảng nào cũng sẽ trở nên đơn giản, theo cấu trúc logic và công thức hóa để người học dễ dàng ghi nhớ và vận dụng. Đây là thành quả sau quá trình đứng lớp và giảng dạy nhiều năm của anh. Nội dung này cũng được chia sẻ tại khóa Train The Trainer 3+.
Tóm tắt:
- Đúc kết bởi Trainer Phan Hữu Lộc.
- 3S: Simple, Structure, Standard Line.
Simple – Nội dung ngắn gọn
Tiêu chí đầu tiên Trainer cần đảm bảo đó là soạn bài giảng ngắn gọn. Bài giảng nên tập trung vào các ý chính, mang lại giá trị cao cho học viên. Có một nguyên tắc bạn nên đáp ứng ở mục này, đó là nguyên tắc 5+/-2. Bài giảng của bạn không nên có ít hơn 3 nội dung và không nên nhiều hơn 7 nội dung. Tất cả chỉ nên gói gọn trong khoảng 3 – 7 nội dung.
Cho dù bài giảng dành cho chương trình 1 ngày hay nhiều ngày, bạn cũng chỉ nên thiết kế trong giới hạn 5+/-2. Tương tự, đối với các nội dung con trong từng mục nội dung lớn, bạn cũng áp dụng nguyên tắc này để thiết kế.
Việc thiết kế tinh gọn giúp mang đến nhiều lợi ích: Bài giảng giảm tải lượng thông tin không cần thiết; tối giản hóa nội dung giúp bạn trình bày rõ ràng mạch lạc; tạo cơ hội tương tác, thực hành nhiều hơn cho học viên; duy trì sự tập trung tối đa của học viên; đảm bảo họ có thể nhớ lâu và làm được.
Tóm lại:
- Đảm bảo nguyên tắc 5+/-2.
- Bài giảng một hay nhiều ngày đều phải đảm bảo nguyên tắc.
Structure – Bài giảng có cấu trúc logic
Tiếp theo, bài giảng cần có cấu trúc logic. Các phần nội dung cần được sắp xếp theo trình tự dễ nhớ, dễ hiểu, dễ làm. Phần trước bổ trợ cho phần sau và ngược lại. Bạn có thể áp dụng các nguyên tắc sắp xếp nội dung bài giảng như: cấu trúc why – tại sao nên học nội dung này, what – nội dung nói về điều gì, how – cách làm? Hoặc bạn có thể sắp xếp nội dung theo dạng từ đơn giản đến phức tạp.
Tại VMP, các khóa học thường được thiết kế theo cấu trúc OSCAR. Cấu trúc gồm 6 phần giúp bạn triển khai các hoạt động từ mở đầu đến kết thúc lớp. Thậm chí, bạn có thể áp dụng cấu trúc này để làm cho từng học phần. Ưu điểm của OSCAR là cấu trúc bài bản, đầy đủ các phần, bạn sẽ có thêm ý tưởng để lớp học sinh động hơn. Nhược điểm là học viên sẽ “bắt bài” nếu bạn không thay đổi hoạt động truyền tải ở mỗi phần.
Tóm lại:
- Cấu trúc why – what – how.
- Cấu trúc OSCAR.
Standardize- Quy tất cả về công thức
Chữ cuối cùng trong 3S là Standardize. Mọi nội dung nên nên được quy chuẩn hóa thành công thức để học viên dễ nhớ, dễ làm. Ví dụ, trong khóa Train The Trainer 3+, phần nội dung về ngữ điệu được thu gọn thành công thức PICTURE, mỗi chữ cái là viết tắt của một yếu tố tạo nên ngữ điệu thu hút. Khi ôn tập đến phần này, người học chỉ cần nhớ từ khóa, sau đó từ từ hình dung lại các bước theo công thức là có thể thực hiện được.
Tương tự vậy, trong khi soạn bài giảng tinh gọn, bạn cần tạo ra các công thức cho riêng mình. Công thức nên được thiết kế dễ nhớ, mang đậm dấu ấn riêng của bạn. Thông qua công thức, bạn giúp học viên nhớ bài, đồng thời nhớ về đặc trưng của người dạy khi ôn tập.
Tóm lại:
- Công thức hóa nội dung dễ nhớ dễ làm.
- Bạn là người tạo ra công thức.
Bạn nghĩ thế nào về soạn bài giảng tinh gọn với 3S?
Trên đây là nội dung giúp bạn soạn bài giảng tinh gọn với 3S, bạn thấy nội dung này như thế nào? Bạn sẽ chọn chữ S nào để ứng dụng ngay vào việc soạn bài giảng? Khi đọc xong bài này, bạn có thêm ý tưởng gì để tối ưu bài giảng của mình không? Hãy để lại ý kiến phía dưới để cùng thảo luận với VMP bạn nhé.
Nếu thấy chủ đề này thú vị, đừng quên truy cập vmptraining.com mỗi tuần để cập nhật thêm các bài viết mới nhất về chủ đề này nhé.