08 KỸ THUẬT ICE-BREAKER | PHÁ BĂNG HIỆU QUẢ TRONG ĐÀO TẠO

8 kỹ thuật tea-break

Với những lớp học hay buổi họp, việc áp dụng kỹ thuật Ice-breaker giúp quá trình diễn ra thuận lợi hơn. Trong đó, Ice-breaker được triển khai với nhiều hình thức, trò chơi, hoạt động khác nhau. Người chủ trì, dẫn dắt thường đạt được mục đích khi sử dụng kỹ thuật phá băng hiệu quả trong đào tạo. Có rất nhiều cách, thế nhưng nếu bạn chưa biết áp dụng và triển khai hình thức nào hiệu quả thì hãy đọc bài viết dưới đây để chọn cho mình kỹ thuật phù hợp.

Con số ấn tượng của kỹ thuật Ice-breaker

kỹ thuật Ice-breaker
Viết những con số ấn tượng từ thống kê Ice-breaker

Sử dụng con số bất kỳ để mở đầu cho lớp học. Hãy viết một con số thống kê hoặc mang ý nghĩa đặc biệt lên bảng. Con số này nên liên quan hoặc dẫn dắt đến nội dung của chương trình. Tiếp đến, đặt câu hỏi với dạng “Con số trên đây nói lên điều gì?”. Những con số bất kỳ dễ dàng tạo được sự tò mò và thu hút mọi người. 

Kỹ thuật này có ưu điểm đơn giản, dễ thực hiện nhưng vẫn gây được sự thu hút và quan tâm từ học viên. Ví dụ: “Con số 70% trên đây nói lên điều gì?”. Đây là còn số nói lên 70% doanh thu đến từ những khách hàng hài lòng về dịch vụ của doanh nghiệp mang lại.

Trích dẫn câu nói

Trước tiên, bạn cần tìm một câu nói hay liên quan đến đào tạo hoặc chủ đề của lớp học. Hãy trích dẫn câu nói đó với dạng “Chuyên gia… từng nói rằng…” rồi dẫn dắt vào nội dung chương trình. Việc sử dụng dạng câu trên để trích dẫn nội dung tạo được sự khơi gợi nhằm thu hút học viên. Ice-breaker

Đây là kỹ thuật phá băng đơn giản, dễ áp dụng mà vẫn đạt được mục đích của người dẫn dắt. Những câu nói được trích dẫn có thể thu hút sự tập trung lắng nghe của học viên. Ví dụ, Karl Marx từng nói rằng: “Bản thân nhà giáo dục cũng cần phải được giáo dục”, bạn nghĩ sao về câu nói này?

Phỏng vấn đối tác

Với kỹ thuật này, bạn cần gộp ngẫu nhiên các thành viên tham gia thành nhóm hai người. Mỗi nhóm sẽ có khoảng 2- 3 phút để phỏng vấn bạn cặp của mình và ngược lại. Sau khoảng thời gian trên, tập họp tất cả thành viên trong lớp học lại. Lúc này, để từng người giới thiệu về đối tác của mình với các thành viên còn lại trong nhóm. 

Kỹ thuật này giúp người tham gia có thể làm quen, hỏi thăm thành viên khác một cách “tự nhiên” nhất.  Ice-breaker

Xem thêm: Mô hình DISC

Câu hỏi tò mò

kỹ thuật ice breaker
Đặt câu hỏi gây tò mò cho người tham gia

Trước khi mở đầu buổi học, thay vì bắt đầu trực tiếp vào nội dung chính, hãy đặt một câu hỏi thú vị. Với câu hỏi “Ai trong số các bạn muốn/biết…?” sẽ thu hút sự chú ý từ tất cả người tham gia. Chắc chắc mọi người đều cảm thấy tò mò và muốn biết câu trả lời. Chỉ cần đặt câu hỏi thật sự thú vị, gây được hứng thú và tò mò cho các học viên là bạn đã thành công phá băng. Icebreaker

Kỹ thuật này khiến các học viên trở nên chăm chú, tập trung vào người đã đặt ra câu hỏi. Từ đó, người chủ trì dễ dẫn dắt vào nội dung của chương trình. Ví dụ: “Ai trong số các bạn muốn biết làm thế nào để dẫn giảng thu hút?”.

Liên tưởng đồ vật

Đây là kỹ thuật phá băng cần có sự chuẩn bị. Muốn phá vỡ tảng băng và tạo ra sự chú ý để thu hút học viên thì đồ vật bạn chuẩn bị phải có ý nghĩa và độc đáo. Hãy tìm kiếm những món đồ liên quan đến lớp học hoặc một phần nội dung nào đó. Những đồ vật này được gọi là công cụ sử dụng trong đào tạo. Trước khi bắt đầu, hãy đem công cụ vào lớp và khởi động. Bạn có thể đặt cho tất cả người tham gia câu hỏi về công dụng, ý nghĩa của công cụ đó. 

Từ những câu trả lời mà mọi người đưa ra, họ áp dụng tương tự thế nào vào công việc, cuộc sống. Đó cũng chính là ý nghĩa của kỹ thuật phá băng trên. Ví dụ, giơ một cây bút lên và nói: “Trên tay tôi là một cây bút, nếu tôi trao đổi cây bút này với tất cả mọi người trong lớp học thì tôi sẽ thử được tất cả loại bút. Cây bút là thứ mất đi nhưng kinh nghiệm thì không. Tương tự, nếu bạn trao đổi kinh nghiệm với 100 người thì bạn học được 100 kinh nghiệm khác nhau.

Đúng hay sai

Hãy yêu cầu các thành viên tham dự giới thiệu về bản thân và tự đưa ra 3 hoặc 4 đặc điểm, câu khẳng định về mình, trong số đó có một câu sai. Tiếp đến, yêu cầu những người còn lại cùng bỏ phiếu và tìm ra đâu là đặc điểm hay câu khẳng định sai.

Đây là kỹ thuật giúp tạo ra sự tương tác trong nhóm. Bài tập này giúp mọi người bắt đầu làm quen với nhau ở mức độ cá nhân.

Chuyền giấy

Ở trò chơi này, bạn cần chuẩn bị một cuộn giấy vệ sinh. Tiếp đến, hãy để các học viên ngồi thành vòng tròn và chuyển cuộn giấy vệ sinh đến từng người, bảo mọi người lấy bao nhiêu họ muốn. Sau đó hãy tiết lộ, cứ với mỗi đoạn giấy trong phần giấy đã lấy, người lấy phải kể cho cả nhóm nghe điều gì đó về họ mà người khác không biết. 

Trò chơi này dễ chuẩn bị và triển khai trong lớp học. Tuy đơn giản nhưng vẫn hiệu quả để warm-up không khí buổi học và thay đổi trạng thái của các thành viên. 

Tranh của chúng tôi

Người dẫn dắt có nhiệm vụ chia tất cả học viên trong lớp thành các nhóm bất kỳ với số thành viên như nhau. Tiếp đến, hãy đưa cho mỗi đội 1 tờ giấy, 1 cây bút chì và vài cây bút màu. Mỗi thành viên có 60 giây để vẽ bất kỳ thứ gì và chuyển tờ giấy cho người tiếp theo. Cứ tiếp tục như thế cho đến khi đội nào hoàn thành trước thì giành chiến thắng.

Ưu điểm của kỹ thuật này là dễ thực hiện và mang lại hiệu quả. Các thành viên trong nhóm cần hiểu ý và đoàn kết để hoàn thành nhiệm vụ. Áp dụng kỹ thuật này giúp tăng tính gắn kết, khả năng teamwork và xử lý công việc của đội nhóm.

Xem thêm bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site uses cookies to offer you a better browsing experience. By browsing this website, you agree to our use of cookies.