8 NĂNG LỰC HRBP QUAN TRỌNG ĐỂ THÀNH CÔNG VỚI NGHỀ

8 năng lực hrbp

HRBP (Human Resource Business Partner – Đối tác chiến lược kinh doanh của Nhân sự) đang dần trở thành xu hướng của các nhà lãnh đạo nhân sự tại tập đoàn đa quốc gia. Vị trí này đóng vai trò quan trọng trong tổ chức vì họ giúp giải quyết các vấn đề liên quan đến nhân sự. Tuy nhiên, đây là vị trí đòi hỏi người làm nghề cần có đủ kinh nghiệm thực tế và đa dạng. Ngoài ra, để hoàn thành tốt nhiệm vụ, HRBP còn cần hoàn thiện các năng lực cần thiết. (8 năng lực hrbp)

Bài viết dưới đây cung cấp 08 năng lực quan trọng giúp các HRBP đạt được thành công sự nghiệp.

8 Năng lực HRBP

Khả năng tìm tòi và đồng cảm

Các HRBP phải là những người có khả năng tìm tòi và đồng cảm. Điều này thúc đẩy họ mong muốn tìm hiểu tất cả các khía cạnh của doanh nghiệp. Thông qua đó, hiểu được các mục tiêu của tổ chức đề ra để đưa ra chiến lược hành động phù hợp. Trên thực tế, HRBP nên xem việc đạt được các mục tiêu này như một thước đo quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của mình.

Bên cạnh đó, HRBP phải là những người có sự đồng cảm để thấu hiểu và quan tâm sâu sắc đến nguồn lực lao động của doanh nghiệp. Vì là “sợi dây” kết nối giữa Giám đốc Nhân sự và lực lượng lao động nên HRBP cần chủ động giải quyết các vấn đề liên quan đến nguồn lực. 

Giải quyết vấn đề

Vì phải chịu trách nhiệm sắp xếp các hoạt động và mục tiêu chiến lược nhân sự nên HRBP cần có năng lực giải quyết vấn đề. Họ phải có khả năng làm việc với các nhà lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp để giải quyết mọi thách thức hoặc vấn đề về nhân sự. Và thay vì xem các vấn đề là “của bạn”, HRBP nên xem nó như “của chúng ta” để cảm thấy dễ dàng hơn trong việc đưa ra giải pháp.

Chấp nhận rủi ro và can đảm

8 năng lực hrbp Can đảm và chấp nhận rủi ro
Can đảm và chấp nhận rủi ro

Do tính chất công việc cần thay đổi liên tục nhiều dự án, vai trò, trải nghiệm nên các HRBP phải học cách chấp nhận rủi ro và có tính can đảm. Họ chấp nhận rủi ro để từ chối những quy trình không phù hợp với thực trạng doanh nghiệp đang mắc phải. HRBP phải sẵn sàng đưa ra các ý kiến hoặc hành động thay thế đến những nhà lãnh đạo của doanh nghiệp. 

Tất nhiên, họ cũng phải sẵn sàng để thất bại. Thế nhưng khi thất bại, các HRBP phải có những phương án thay thế nhằm “bù đắp” vào kế hoạch để không làm ảnh hưởng đến chiến lược nhân sự. 

Tư duy nhạy bén trong thời đại  số

Với thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, sở hữu tư duy nhanh nhạy liên quan đến dữ liệu người dùng sẽ trở thành lợi thế đối với các HRBP. Đây là một trong những đặc điểm quan trọng nhất được xác định bởi nhiều doanh nghiệp trên thế giới. Do các dữ liệu liên quan đến con người ngày càng tăng tính khả dụng. 

Ngày nay, các HRBP phải có khả năng phân tích và giải thích dữ liệu. Sau đó, sử dụng chúng để giúp các nhà lãnh đạo doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu của lực lượng lao động và kết hợp kết quả vào chiến lược, kế hoạch nhân sự.

Hiểu biết ngôn ngữ kinh doanh

Để đảm bảo hiệu quả công việc, các HRBP cần có khả năng “ăn nói” trong kinh doanh. Năng lực này đòi hỏi HRBP phải tường tận các thuật ngữ kinh doanh thường sử dụng bằng cách hiểu rõ chi tiết về lĩnh vực doanh nghiệp đang hoạt động. Nhờ vậy, HRBP mới đủ khả năng tư vấn cho lãnh đạo ở doanh nghiệp về chiến lược nhân sự tại đơn vị đó. 

Khả năng xây dựng mạng lưới quan hệ 

Xây dựng và phát triển mạng lưới quan hệ
Xây dựng và phát triển mạng lưới quan hệ

Một trong những yêu cầu công việc của HRBP là phải thu thập thông tin thực tế một cách tường tận. Chính vì thế, mối quan hệ đóng vai trò quan trọng. Xây dựng mối quan hệ bên trong cũng như ngoài đơn vị kinh doanh là cực kỳ cần thiết. Phát triển mối quan hệ với những người có kiến thức, chuyên môn và quyền ra quyết định sẽ giúp HRBP có lợi trong quá trình làm việc. 8 năng lực hrbp

Khả năng quản trị sự thay đổi

Sự khác biệt về mô hình kinh doanh, quy trình, vị thế, khách hàng, vùng miền địa lý,… của từng đơn vị đòi hỏi HRBP phải biết cách quản trị sự thay đổi. Họ phải là những người có khả năng ứng biến trước sự thay đổi liên tục về xu hướng nhân sự. Hãy tạo điều kiện thuận lợi để các cuộc thảo luận xoay quanh sự thay đổi và chuyển đổi được diễn ra. 

Ngoài ra, các HRBP phải có khả năng dự đoán để xác định trước ở đâu, khi nào cần quản trị thay đổi và chủ động tham gia vào việc phát triển các kế hoạch.

Xây dựng hình ảnh uy tín 

Những người đã từng là HRBP đến từ các tập đoàn đa quốc gia như Verizon, IBM, P&G, United Health Group, Medidata, BASF và Colgate-Palmolive đều nhấn mạnh tầm quan trọng của điều này. Vì phải thu thập nhiều thông tin nội bộ để phục vụ công việc nên HRBP cần là những người có “uy tín”. Hãy giữ bí mật những thông tin mang tính “nhạy cảm” quan trọng. 8 năng lực hrbp

Nên tạo được sự tin tưởng đến các nhà lãnh đạo cũng như lực lượng nhân sự của tổ chức để họ dễ dàng chia sẻ những thông tin nội bộ nhằm phục vụ cho công việc. 

Tất cả những năng lực trên đều cần thiết nếu muốn trở thành một đối tác đáng tin cậy cho Giám đốc Nhân sự và các phòng ban, đơn vị kinh doanh. Nếu còn chưa hiểu rõ về khái niệm, vai trò và nhiệm vụ của HRBP, bạn đọc tham khảo bài viết: HRBP VÀ NHỮNG GÌ BẠN CẦN PHẢI BIẾT! 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site uses cookies to offer you a better browsing experience. By browsing this website, you agree to our use of cookies.