03 CẤP ĐỘ TẠO ĐỘNG LỰC CHO NHÂN VIÊN NHÀ QUẢN LÝ CẦN BIẾT

Tạo động lực cho nhân viên

Tạo động lực cho nhân viên tưởng chừng là một điều đơn giản đối với doanh nghiệp. Nhưng trên thực tế, động lực của nhân viên được tạo nên từ rất nhiều khía cạnh. Và nếu nhà quản lý không thể tạo động lực cho nhân viên một cách trọn vẹn, họ có thể hụt hẫng, thất vọng hoặc thậm chí lựa chọn rời bỏ doanh nghiệp. Chắc hẳn đây là điều không doanh nghiệp nào mong muốn.

Với cương vị nhà quản lý, là cầu nối giữa tổ chức và nhân viên, bạn nên nắm rõ 03 cấp độ tạo động lực để mang đến trải nghiệm toàn diện cho từng cá nhân.

Động lực của nhân viên gắn liền với thành công của doanh nghiệp

Khái niệm thành công của doanh nghiệp không chỉ dựa trên những con số về doanh thu và lợi nhuận. Một tổ chức chỉ “thành công” khi tất cả nhân viên đều được truyền động lực trọn vẹn. Khi gặp khó khăn, chính nguồn động lực ấy giúp doanh nghiệp giữ được những giá trị của mình.

Theo nghiên cứu từ Journal of Occupational and Organizational Psychology, trải nghiệm nhân viên và trải nghiệm khách hàng có chỉ số tương quan cao. Điều này cho thấy mối liên hệ mật thiết giữa trải nghiệm làm việc của nhân viên và sự thành công của doanh nghiệp. Để khách hàng có trải nghiệm tốt nhất thì chính nhân viên của tổ chức cũng phải đạt được điều đó.

Theo khảo sát của Hay Group (Tổ chức tư vấn quản trị toàn cầu), nhân viên có động lực cao tạo ra doanh thu cho Doanh nghiệp cao hơn khoảng 43% với những người ít động lực.

Khi “tiền” không còn là động lực hàng đầu đối với nhân viên

“Tiền” không còn là ưu tiên hàng đầu
“Tiền” không còn là ưu tiên hàng đầu

Ở thời điểm hiện tại, nguồn nhân sự lao động chủ yếu thuộc thế hệ Y và Z. Đây là những thế hệ nhân sự chủ lực trong hiện tại và tương lai. Đối với thế hệ này, tiền không còn là động lực làm việc hàng đầu khiến họ hoàn toàn cống hiến cho doanh nghiệp. Thay vào đó, thế hệ nhân sự này đề cao sự thỏa mãn, niềm đam mê trong công việc và mong muốn được thể hiện bản thân.

Hãy tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp bằng cách tập trung vào những trải nghiệm của nhân viên. Vì nhân viên lại chính là những “khách hàng nội bộ” của doanh nghiệp. Đây là điều mà các doanh nghiệp và nhà quản lý vẫn thường hay bỏ quên. Đã đến lúc các nhà quản lý nên quan tâm đến những trải nghiệm trong công việc của nhân viên.

03 cấp độ tạo động lực cho nhân viên

Để mang đến trải nghiệm trọn vẹn cho nhân viên, nhà quản lý nên tạo động lực từ nhiều góc độ. Trong đó, động lực làm việc được chia thành 03 cấp độ dưới đây.

Cấp độ 1: Đi làm để được trả công

Động lực được chia thành 03 cấp độ tương tự như tháp nhu cầu Maslow. Trong đó, đi làm để có thu nhập, được trả lương thuộc mức độ thấp nhất của tháp động lực. Chắc chắn bất kỳ ai cũng cảm thấy vui vẻ khi điện thoại nhận được thông báo lương về. Không thể phủ nhận “tiền” chính là động lực để nhân viên đi làm và cống hiến cho doanh nghiệp. Mỗi cá nhân đều mong muốn sự cống hiến và công sức họ bỏ ra được trả lương xứng đáng.

Trải nghiệm về việc ghi nhận, trả lương ở các doanh nghiệp nên rõ ràng và công bằng. Điều này giúp tạo động lực cho nhân viên khi tham gia vào tổ chức và tạo ra giá trị cho doanh nghiệp cũng như khách hàng. Nhà quản lý hãy cố gắng mang đến những trải nghiệm tốt nhất về vấn đề lương thưởng để họ sẵn sàng cống hiến cho tổ chức. Thế nhưng đây chưa phải là yếu tố quan trọng nhất để tạo động lực cho nhân viên.

Cấp độ 2: Đi làm để được học hỏi

Theo khảo sát của Gordon Tredgold, 64% nhân sự thế hệ Y chọn công việc họ yêu thích dù mức lương thấp hơn so với công việc chán ngắt có mức lương cao. Có thể thấy, tiền lương không còn là ưu tiên hàng đầu của họ. Bên cạnh thu nhập, mỗi cá nhân đều mong muốn được học hỏi và phát triển bản thân. Họ cảm thấy có động lực làm việc nhiều hơn khi bản thân tốt lên mỗi ngày.

Cùng kết nối và hỗ trợ lẫn nhau
Cùng kết nối và hỗ trợ lẫn nhau

Đa số mọi người đều mong muốn làm việc trong môi trường mà đồng nghiệp hỗ trợ lẫn nhau. Họ thích kết nối với những người xung quanh và trau dồi chuyên môn, kinh nghiệm cho bản thân. Hãy xây dựng văn hóa học tập trong doanh nghiệp, đem đến những trải nghiệm quý báu để nhân viên hỏi học và phát triển bản thân. Điều này giúp nhân viên cảm thấy yêu thích công việc, muốn gắn bó với tổ chức để hoàn thiện chính mình.

Cấp độ 3: Đi làm để được công nhận

Đi làm để được công nhận là mức độ cao nhất trong tháp động lực của nhân viên. Dù làm việc gì, mọi cá nhân đều mong muốn được công nhận xứng đáng. Đây là điều mà doanh nghiệp và các nhà quản lý nên quan tâm đến. Nhân viên sẽ cảm thấy thật tuyệt khi được tổ chức ghi nhận những cống hiến và thành tựu của họ. Thành tựu này không nhất thiết là điều gì quá lớn lao mà đơn giản từ những việc nhỏ nhặt nhất.

Có đến 80% nhân sự thuộc thế hệ Y nói rằng họ muốn được công nhận thành tích ngay tức thì theo khảo sát của Gordon Tredgold. Điều này giúp họ phát triển và hiểu rõ công việc. Khi doanh nghiệp và quản lý công nhận, nhân viên được truyền động lực làm việc mạnh mẽ hơn. Họ cảm thấy được tin tưởng, thỏa mãn và có cơ hội thăng tiến, đảm nhận những trọng trách mới. Đối với thế hệ nhân sự hiện tại, “được khẳng định bản thân” là nhu cầu cao nhất mà họ muốn hướng đến.

Xem thêm: Xây dựng thương hiệu cá nhân cho nhà quản lý

Nhân viên mong muốn được khẳng định bản thân
Nhân viên mong muốn được khẳng định bản thân

Để tạo động lực cho nhân viên, nhà quản lý cần tiếp cận từ nhiều góc độ. Mang những trải nghiệm tuyệt vời đến nhân viên cũng chính là mang lại thành công cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nhà quản lý cũng cần xây dựng được lòng tin với nhân viên. Bạn có thể tham khảo bài viết Xây dựng lòng tin nhân viên bằng 5 tips hiệu quả”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site uses cookies to offer you a better browsing experience. By browsing this website, you agree to our use of cookies.