3 CÁCH SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP KỂ CHUYỆN TRONG ĐÀO TẠO

Phương pháp kể chuyện trong đào tạo không chỉ giúp bạn truyền tải thông điệp hiệu quả mà còn xây dựng không gian lớp học thú vị và tích cực. Bài viết Tips For Trainer tuần này, VMP gửi đến bạn các bước tiến hành phương pháp kể chuyện trong đào tạo gồm: xây dựng nội dung phù hợp, kết hợp giọng điệu, minh họa và tương tác với người nghe khi kể chuyện. Cùng khám phá với VMP nhé!

Bài viết thuộc: Tips For Trainer

Chuỗi bài viết giúp bạn “thao túng tâm lý” học viên

[maxbutton id=”4″ url=”https://vmptraining.com/category/tips-for-trainer/” text=”Khám phá” ] [maxbutton id=”12″ url=”# ” ]

Chọn câu chuyện phù hợp với công việc

Nghệ thuật kể chuyện trong giảng dạy sử dụng hiệu quả khi giảng viên lựa chọn được câu chuyện phù hợp. Nội dung phù hợp sẽ giúp khóa học tạo sự kết nối, truyền đạt kiến thức một cách hấp dẫn. Ngoài ra, nhân viên dễ dàng ghi nhớ và ứng dụng vào công việc thực tế. Đặc biệt, thông qua câu chuyện sẽ kích thích được khả năng sáng tạo và giải quyết vấn đề của nhân viên.

Sử dụng câu chuyện phù hợp với công việc nhân viên là lựa chọn nội dung có liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ và môi trường làm việc hiện tại. Thông qua việc này nhân viên nhận thức rõ hơn về cách áp dụng những bài học từ câu chuyện. Ví dụ bạn đang đào tạo cho nhân viên bán hàng, có thể lựa chọn các vấn đề thường xảy ra khi tiếp xúc cùng khách hàng để đưa vào nội dung câu chuyện.

Xây dựng câu chuyện phù hợp
Xây dựng câu chuyện phù hợp

Quản lý xây dựng nội dung câu chuyện nên dựa trên: mục tiêu khóa học, hiểu rõ đối tượng, tạo cốt truyện có cấu trúc rõ ràng, xác định thông điệp chính, sử dụng yếu tố hấp dẫn, kết hợp tương tác. Cụ thể, bạn có thể bắt đầu với một sự giới thiệu hấp dẫn để thu hút sự chú ý của người nghe. Đảm bảo rằng câu chuyện có phần mở đầu, phát triển và kết thúc. Tạo một luồng logic và liên kết các sự kiện để câu chuyện dễ theo dõi.

Kết hợp giọng điệu và minh họa ấn tượng

Giọng điệu và minh họa tạo ra sự hấp dẫn, thú vị trong quá trình bạn kể. Sự kết hợp này còn giúp truyền tải thông điệp một cách mạnh mẽ và sâu sắc. Khi sử dụng giọng điệu phù hợp và minh họa tương ứng, người đào tạo có thể nhấn mạnh, gắn kết với các điểm quan trọng, gây ấn tượng sâu sắc đối với nhân viên.

Giọng điệu ở đây là cách bạn sử dụng giọng nói, phát âm và biểu cảm trong quá trình kể chuyện. Khía cạnh này bao gồm tốc độ, nhịp điệu, âm điệu, giọng cao/ thấp,… Còn minh họa trong kể chuyện là việc sử dụng các yếu tố khác để trực quan hóa và hỗ trợ câu chuyện. Minh họa có thể là tranh vẽ, hình ảnh, biểu đồ, video…

Kết hợp giọng điệu minh họa
Kết hợp giọng điệu và minh họa

Để thay đổi giọng điệu, bạn cần sử dụng những câu văn mạnh mẽ như: “Kịch tính, mê hoặc, hùng vĩ, táo bạo, phấn khích, hấp dẫn…” Người kể nên kết hợp với body language và biểu cảm. Ví dụ ở phần cao trào bạn cần nâng cao tông giọng, nhấn nhá khiến mọi người bị cuốn vào câu chuyện.

Ngoài ra, để dẫn dắt minh họa hình ảnh, video,… trong kể chuyện bạn có thể sử dụng công thức IN – LEAD – OUT gồm các phần: giới thiệu, dẫn dắt nội dung, kết thúc hoàn hảo. Dựa vào công thức này bạn sẽ triển khai các hoạt động minh họa giúp người nghe dễ hiểu hơn.

Tạo không gian tương tác khi kể chuyện

Sự tương tác khi kể chuyện sẽ tạo ra một môi trường học tập tích cực và hứng thú hơn. Nhân viên được trải nghiệm học tập đa chiều, gia tăng sự hiểu biết và khám phá giải quyết vấn đề. Lúc này, nhân viên sẽ có cảm giác thân thiện với nội dung bạn đang đề cập đến. Điều này giúp tạo ra sự gắn kết và tăng cường hiệu quả đào tạo.

Tương tác khi kể chuyện là quá trình tham gia, giao tiếp giữa bạn và nhân viên trong quá trình truyền tải, tiếp thu câu chuyện. Thay vì chỉ đơn thuần là việc nghe và tiếp thu một cách thụ động, nhân viên sẽ được  chủ động đóng góp ý kiến trong quá trình bạn kể chuyện.

Tạo không gian tương tác khi kể chuyện
Tạo không gian tương tác khi kể chuyện

Không gian tương tác khi kể chuyện được xây dựng khi bạn khuyến khích người nghe đặt câu hỏi, thảo luận và chia sẻ ý tưởng. Minh họa cụ thể cho hành động này, bạn có thể sử dụng các câu nói mẫu sau: “Bây giờ, hãy hình dung mình là nhân vật trong câu chuyện. Bạn sẽ làm gì để vượt qua vấn đề này? Các nhóm cùng thảo luận và tìm cách để vượt qua khó khăn này. Ai có ý kiến hoặc gợi ý nào? Bạn đoán hành động tiếp theo trong câu chuyện là gì?”.

Để tốt hơn, bạn có thể tham khảo 7 hoạt động thu hút sự tham gia mà VMP Academy đã áp dụng tại các khóa học Train The Trainer 3+, Coaching Skills For Manager, UMM – Năng lực quản lý bền vững,… 7 hoạt động này giúp bạn tạo ra không gian tương tác khi kể chuyện, khuyến khích sự tham gia của người nghe.

Tạm kết về phương pháp kể chuyện trong đào tạo

Bên trên là 3 yếu tố giúp bạn sử dụng phương pháp kể chuyện trong đào tạo đạt hiệu quả. Bạn cần phải kết hợp nội dung phù hợp, giọng điệu minh họa, tạo được sự tương tác khi kể chuyện. VMP Academy tin rằng đây sẽ là 3 yếu tố giúp bạn tạo ra trải nghiệm học tập mới lạ dành cho nhân viên.

Nội dung thuộc Tips For Trainer – chuỗi bài viết giúp bạn “thao túng tâm lý” học viên. Hãy follow VMP Training để cập nhật thêm các bài viết mới nhất về chủ đề này nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *