Đào tạo giúp gia tăng kỹ năng, hiệu suất, thành tích công việc của Nhân viên và đội nhóm. Ngoài ra, với các ngành đặc thù, Đào tạo còn giảm rủi ro liên quan đến an toàn lao động. T&D cần hiểu rõ nhiều phương pháp đào tạo để chọn ra đường hướng phát triển Nhân sự trong dài hạn. Có hai phương pháp Đào tạo chính trong Doanh nghiệp là Đào tạo Nghề và Đào tạo Gián tiếp. Kết hợp cân bằng cả hai phương pháp là cách tối ưu nhất giúp T&D xây dựng kế hoạch Đào tạo và Phát triển. Sau đây là các phương pháp Đào tạo mà T&D có thể tham khảo:
1/ Đào tạo Nghề (On-the-job Training)
Đây là phương pháp giúp Nhân viên tiếp thu những kỹ năng, kiến thức cần thiết nhằm thích ứng với một công việc cụ thể. Áp dụng phương pháp này giúp T&D linh động, giảm chi phí vì không phải lập ra kế hoạch Đào tạo chi tiết cố định. Ngoài ra, Nhân viên sẽ có nhiều động lực và năng lượng để học hỏi. Phương pháp Đào tạo Nghề có 05 phương pháp nhỏ:
+ Đào tạo thực tập (Internship Training): Những lời chỉ dẫn dựa trên nền tảng lý thuyết và thực tế được cung cấp cho Nhân viên. Phương pháp này có lợi thế là chế độ lương thưởng thấp của Nhân viên giúp Doanh nghiệp tiết kiệm chi phí.
+ Hướng dẫn công việc (Job Instructions): Người Đào tạo hướng dẫn từng bước giúp Nhân viên thực hiện công việc hiệu quả. Lợi thế của phương pháp này là Nhân viên được sửa lỗi ngay sau lúc phạm sai lầm khi chưa thực hiện chính xác quy trình.
+ Luân chuyển công việc (Job Rotation): Nhân viên được luân chuyển sang nhiều bộ phận khác nhau với những yêu cầu nhất định. Phương pháp này giúp Nhân viên hiểu rõ về những lợi thế và khó khăn của nhiều bộ phận khác nhau trong Doanh nghiệp.
+ Phân công nhóm (Committee Assignments): Nhóm Nhân viên được xác định bởi T&D sẽ phải cùng nhau giải quyết vài vấn đề hiện hữu của Doanh nghiệp. Điều này giúp gia tăng tinh thần và hiệu suất làm việc nhóm.
+ Huấn luyện (Coaching): Nhân viên được Quản lý trực tiếp (Supervisor or Teamleader) đào tạo và đưa ra phản hồi linh động một cách thường xuyên. Lợi thế của phương pháp này là thu gọn quá trình để Nhân viên thực hiện công việc hiệu quả tối đa tùy theo năng lực từng cá nhân.
2/ Đào tạo Gián tiếp (Off-the-job Training)
Đây là phương pháp giúp Nhân viên tiếp thu một cách gián tiếp các kỹ năng và kiến thức liên quan đến công việc. Phương pháp này gồm 09 phương pháp nhỏ:
+ Bài giảng (Lectures): Giảng viên giải thích những khái niệm và nguyên lý liên quan đến công việc cho số lượng lớn các Nhân viên cần đào tạo.
+ Trò chơi kinh doanh (Business Games): Nhân viên được chia thành nhiều nhóm để tưởng tượng bối cảnh ảo nhằm thảo luận và giải quyết các vấn đề.
+ Nhập vai (Role Play): Một bộ phim ngắn được thu hình lại với diễn viên là các Nhân viên nhập vai vào những vị trí công việc khác nhau để cùng tương tác và giải quyết vấn đề.
+ Trường hợp thực tế (Case Study Method): Nhân viên được cải thiện kỹ năng phân tích và tư duy phản biện thông qua việc giải quyết các vấn đề Doanh nghiệp đang gặp phải nhưng vẫn nằm trong khả năng của Nhân viên.
+ Phương pháp sự cố (Incident Method): Nhân viên được thảo luận và cung cấp giải pháp về một sự cố đã tồn tại trên thị trường nhưng chưa xảy ra ở Doanh nghiệp đang công tác.
+ Giáo dục quản lý (Management Education): Nhân viên được tiếp thu kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực quản lý từ các tổ chức và học viện Đào tạo.
+ Phương pháp trong rổ (In-Basket Method): Nhân viên phát triển kỹ năng phân tích tình huống và đưa quyết định nhanh thông qua việc ghi chú, lên kế hoạch, ủy quyền cho một dự án của một Doanh nghiệp ảo với tất cả thông tin cần thiết được cung cấp trước.
+ Hội nghị (Conferences): Nhân viên được đưa ra ý kiến cá nhân về chủ đề của hội nghị thông qua quá trình phân tích và thảo luận với nhiều người tham dự khác.
+ Mô phỏng (Simulation): Nhân viên được yêu cầu phải giải quyết vấn đề của một vị trí công việc giả thuyết trong tình huống cụ thể.
Xem thêm các chia sẻ về mảng đào tạo hay tại: https://trainthetrainer.vn/