RECAP CAFE AND LEARN | ĐÀO TẠO HỘI NHẬP

Đào tạo hội nhập

Đào tạo hội nhập là quy trình quan trọng mà các doanh nghiệp cần thường xuyên tổ chức khi có nhân viên mới. Đối với những người đang làm đào tạo hay nhân sự, việc giúp các nhân viên mới hòa nhập được với mọi người và công việc giúp mang đến kết quả cao hơn. Đặc biệt với những ai còn đang gặp khó khăn trong quá trình xây dựng chương trình đào tạo hội nhập, chủ đề này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều!

Trong chương trình Cafe and Learn vừa qua, các anh/ chị tham gia cùng Trainer Châu Đỗ đã đi qua 03 chủ đề chính xoay quanh vấn đề đào tạo hội nhập. Theo dõi bài viết để biết những thông tin hữu ích. 

Topic 1: Phân biệt giữa On – Boarding và Orientation

Khách mời chủ đề tháng 04/2021: Trainer Châu Đỗ
Khách mời chủ đề tháng 04/2021: Trainer Châu Đỗ

Tuy phổ biến nhưng hai khái niệm On – Boarding và Orientation vẫn thường hay bị nhầm lẫn dù là với những người đã làm việc lâu năm hay có nhiều kinh nghiệm. Vì hai quá trình này diễn ra đồng thời khi có nhân viên mới. Tuy nhiên, On – Boarding được xem là một quá trình lâu dài nhằm giúp nhân viên mới có cái nhìn sâu hơn, cải thiện hiệu suất công việc sau thời gian làm quen. Còn Orientation thường diễn ra trong thời gian ngắn hơn và chủ yếu nói về những thông tin tổng quan.  

Muốn so sánh sự khác nhau giữa hai khái niệm On – Boarding và Orientation, bạn có thể xem thêm bài viết Phân biệt sự khác nhau giữa On – Boarding và Orientation. 

Topic 2: 07 bước hiệu quả giúp đào tạo hội nhập thành công 

Để đào tạo hội nhập hiệu quả, các nhà Quản lý hay bộ phận nhân sự cần xây dựng chương trình cụ thể, rõ ràng. Trong chủ đề Cafe and Learn lần này, các anh/chị cùng đi qua 07 bước đào tạo hội nhập hiệu quả và mang lại giá trị cho doanh nghiệp. 07 bước này đã được áp dụng thành công tại nhiều doanh nghiệp và tùy theo môi trường, văn hóa, định hướng của tổ chức mà các anh/chị điều chỉnh, linh hoạt sao cho phù hợp.

Các anh/ chị sắp xếp 07 bước đào tạo hội nhập
Các anh/ chị sắp xếp 07 bước đào tạo hội nhập

1. Set goal (Đặt mục tiêu)

Trước tiên, cần đặt ra những mục tiêu cụ thể trong quá trình đào tạo hội nhập. Hãy trả lời các câu hỏi: Bạn muốn nhân viên học những gì? Sau khi kết thúc đào tạo, họ sẽ thay đổi như thế nào? Dựa trên những mong muốn của tổ chức và nhân viên mới để thiết lập các mục tiêu cho phù hợp.

Cùng đặt mục tiêu cho chương trình đào tạo hội nhập
Cùng đặt mục tiêu cho chương trình

2. Preparation (Chuẩn bị)

Để chào đón nhân viên mới, bạn cần chuẩn bị chu đáo. Tuy chỉ là những điều nhỏ nhưng sẽ khiến họ cảm thấy được chào đón tại nơi làm việc mới và để lại ấn tượng khó quên. Bạn có thể chuẩn bị bảng tên chào mừng, bảng hướng dẫn đặt ngay cửa ra vào, thư cảm ơn trên bàn làm việc, v.v. ĐÀO TẠO HỘI NHẬP

3. Documentation (Tài liệu dẫn chứng)

Hãy chuẩn bị những tài liệu, thông tin tổng quan về doanh nghiệp để đưa cho nhân viên mới. Thay vì chỉ giới thiệu bằng lời nói, nếu có các dẫn chứng, số liệu trên giấy tờ sẽ tạo được sự tin tưởng hơn.

4. Orientation (Định hướng)

Định hướng mục tiêu, mong muốn công việc sắp tới
Định hướng mục tiêu, mong muốn công việc sắp tới

Định hướng là một phần nhỏ trong quá trình diễn ra đào tạo hội nhập lâu dài. Đây là bước để bạn định hướng “đường đi” cho nhân viên. Phần này sẽ bao gồm việc tổ chức một cuộc hẹn đầu tiên để nhân viên mới gặp mặt mọi người và giới thiệu bản thân. Hoặc tổ chức một sự kiện nhỏ để chào đón các thành viên mới gia nhập. Bên cạnh đó là cung cấp những thông tin tổng quan. Thông qua phần này, các nhân viên mới sẽ biết được sơ lược về công ty và định hướng cho bản thân khi làm việc tại đây. 

5. Office tour (Tham quan văn phòng)

Doanh nghiệp sẽ được xem là ngôi nhà mới đối với các thành viên vừa gia nhập. Hãy dẫn nhân viên mới đi tham quan văn phòng, nơi họ sẽ làm việc và các phòng ban có liên quan cần liên hệ khi giải quyết công việc. Đây cũng là một bước quan trọng để tạo được thiện cảm với nhân viên mới. Không gian làm việc cũng góp phần là yếu tố giữ chân họ lại tại doanh nghiệp. 

6. Buddy (Người bạn đồng hành)

Người bạn đồng hành suốt quá trình tham gia đào tạo hội nhập
Người bạn đồng hành suốt quá trình tham gia 

Khi mới gia nhập vào tổ chức, sự bỡ ngỡ và mới lạ khiến các nhân viên mới dễ cảm thấy lúng túng, ngại ngùng. Lúc này, họ cần có một người bạn đồng hành thân thiết để giải đáp các thắc mắc và giúp đỡ họ. Người này sẽ cùng đồng hành với nhân viên mới từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc và hướng dẫn họ các công việc cụ thể, hỗ trợ bất cứ khi nào họ gặp khó khăn. Điều này giúp các nhân viên mới mau chóng hòa nhập và không cảm thấy bị lạc lõng khi bắt đầu tại một nơi mới. ĐÀO TẠO HỘI NHẬP

7. Review (Đánh giá)

Bước cuối cùng trong quá trình đào tạo hội nhập là đánh giá. Sau khi thực hiện đủ 06 bước trên, bạn cần tổ chức đánh giá để xem lại kết quả cuối cùng. Việc đánh giá giúp bạn biết được quá trình đào tạo hội nhập có thực sự hiệu quả, nhân viên tham gia nhận được những gì và đó có phải là điều mà tổ chức mong muốn. Hãy dựa trên kết quả công việc, thái độ và sự thay đổi của nhân viên mới cho đến thời điểm hiện tại để tổ chức đánh giá.  

Tham gia đánh giá sau quá trình đào tạo hội nhập
Tham gia đánh giá sau quá trình đào tạo hội nhập

Topic 3: 05 phương pháp đào tạo được áp dụng trong đào tạo hội nhập

Có rất nhiều phương pháp mà bạn có thể lựa chọn để áp dụng vào chương trình đào tạo hội nhập tại doanh nghiệp. Với chủ đề Cafe and Learn tháng 04 lần này, chị Châu Đỗ gợi ý đến mọi người 05 phương pháp đào tạo hữu ích.

1. Khái niệm, định nghĩa

Đây là phương pháp được áp dụng vào các thông tin thuộc dạng khái niệm, định nghĩa. Bạn có thể triển phương pháp này bằng hình thức cho nhân viên điền vào chỗ trống.

2. Chu trình

Áp dụng phương pháp đào tạo theo mô hình
Áp dụng phương pháp đào tạo theo mô hình

Với các nội dung thuộc kiểu chu trình, hãy áp dụng bằng cách cho người học tự sắp xếp nội dung để tạo thành vòng tròn. Vì chu trình mang thuộc tính lặp đi lặp lại nhiều lần và tạo thành một vòng tròn liên tục tuần hoàn. 

3. Có các yếu tố

Nếu thông tin dài và chứa nhiều yếu tố, bạn có thể triển khai bằng hình thức cho người học lựa chọn. Hãy chuẩn bị sẵn các nội dung, trong đó có một số thông tin gây nhiễu và cho người học lựa chọn yếu tố đúng.   

4. Quy trình

Những thông tin, kiến thức thuộc về quy trình cần có hệ thống và sắp xếp hợp lý. Vì quy trình thường là từng bước và theo trình tự trước sau nhất định. Bạn có thể áp dụng bằng cách để cho học viên tự sắp xếp các nội dung được cho sẵn thành những quy trình đúng và hợp lý nhất. 

5. Mô hình, lý thuyết 

Trong số các thông tin tổng quan, nếu có những nội dung thuộc về mô hình hay lý thuyết, bạn hãy tạo điều kiện cho người học được trải nghiệm. Những thông tin này khá khô khan nên nếu được trải nghiệm thực tế thì người học sẽ có khả năng ghi nhớ cao hơn. ĐÀO TẠO HỘI NHẬP

Lời kết 

Cafe and Learn trân trọng gửi đến chị Châu Đỗ và các anh/ chị tham gia lời cảm ơn chân thành. Và hy vọng các buổi workshop mà Cafe and Learn tổ chức sẽ mang đến thật nhiều giá trị cho những người tham gia. Hẹn gặp mọi người tại các chủ đề sắp tới của Cafe and Learn! Theo dõi thông tin về các sự kiện tiếp theo tại đây.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site uses cookies to offer you a better browsing experience. By browsing this website, you agree to our use of cookies.