“Phát triển bền vững sẽ là đích đến của nhà quản lý thế hệ mới” – Anh Phan Hữu Lộc, nhà sáng lập VMP Academy chia sẻ trong buổi phỏng vấn ra mắt sự kiện dành cho người phụ trách Đào tạo và Phát triển tại doanh nghiệp.
Thưa anh, tại sao việc phát triển nhà quản lý phải gắn liền với sự bền vững mà không phải giá trị khác?
Để trả lời cho câu hỏi này, trước hết tôi xin làm rõ khái niệm “bền vững”. Từ này khá phổ biến và được ứng dụng đa ngành nghề. Trong kinh doanh, bền vững được hiểu là đáp ứng các mục tiêu hiện tại mà không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của xã hội trong tương lai. Tương tự như vậy, nhà quản lý bền vững là người đủ năng lực dẫn dắt đội nhóm hoàn thành mục tiêu ở hiện tại và duy trì sự phát triển trong tương lai.
Tuy nhiên, thời điểm hiện tại, các tổ chức hay nhà quản lý thường hướng đến sự “bức phá” nhằm tạo ra sự tăng trưởng mạnh mẽ. Đây có lẽ cũng là tâm lý chung khi mọi thứ đều chậm lại vì đại dịch, thời điểm thích hợp để “bù đắp” lại những gì chưa đạt được. Vì thế, đa số chúng ta dễ dàng lầm tưởng giữa mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Sẽ thế nào nếu bạn đã dồn toàn lực để leo đỉnh núi cao nhất và kiệt sức khi chinh phục các ngọn đồi tiếp theo dù cho thấp hơn?
Chân dung nhà quản lý bền vững là dẫn dắt đội nhóm hoàn thành mục tiêu hiện tại và duy trì sự phát triển trong tương lai.
Việc liên tục giám sát, thúc ép đội ngũ hoàn thành chỉ tiêu, vô hình chung sẽ khiến cả nhà quản lý lẫn nhân viên của họ rơi vào trạng thái “đuối sức”. Nhân viên luôn cảm thấy không được phát triển, bị gò bó, kiểm soát bởi quản lý trực tiếp. Chính điều này, tạo nên căng thẳng, bất mãn, không hợp tác trong quá trình làm việc, thậm chí gia tăng tỷ lệ nghỉ việc.
Vậy, làm thế nào để nhà quản lý có thể phát triển bền vững?
Như đã chia sẻ để nhà quản lý phát triển bền vững, cần làm tốt 2 nhiệm vụ sau: hoàn thành mục tiêu ở hiện tại và phát triển nhân viên để đáp ứng các kế hoạch trong tương lai. Điều này đã được chứng minh thành công tại tập đoàn đa quốc gia mà tôi trực tiếp triển khai đào tạo cũng như đúc kết dựa trên nghiên cứu bởi các chuyên gia về quản lý – lãnh đạo hàng đầu trên thế giới.
Để phát triển bền vững, trước hết nhà quản lý phải chứng minh được kết quả đối với đội nhóm thông qua các vai trò cốt lõi PLOC (Planner – Người lập kế hoạch, Leader – Người dẫn dắt, Organizer – Người tổ chức & Controller – Người kiểm soát). Kế đến là ưu tiên công tác đào tạo – phát triển năng lực cho đội ngũ nhân viên. Việc này sẽ giảm thiểu tối đa việc giám sát, thúc ép nhân viên làm việc, thay vào đó là tạo động lực, phản hồi và gia tăng động lực cho họ.
Tóm lại, ngoài việc đạt các mục tiêu ngắn hạn, nhà quản lý cần ưu tiên tạo điều kiện để nhân viên được phát triển, tìm ra ý nghĩa của công việc, chủ động làm việc và cải tiến không ngừng để cùng doanh nghiệp phát triển trong tương lai.
Được biết, sắp tới anh là khách mời của sự kiện “Giải Pháp Bền Vững Dành cho Nhà Quản Lý”, anh có thể chia sẻ thêm về thông tin sự kiện này!
Tôi gọi đây là một khóa học ngắn hạn dành cho người phụ trách đào tạo và phát triển tại doanh nghiệp. Khóa học này sẽ giúp người tham dự thay đổi tư duy xây dựng lộ trình phát triển dành cho đội ngũ quản lý. Hướng đến các giải pháp để đội ngũ chủ chốt này có thể phát triển bền vững.
Tại sự kiện này, tôi có mời đến các chuyên gia đào tạo đội ngũ quản lý thuộc các ngành nghề như: Dịch vụ, Dược, FMCG,… nhằm mang đến góc nhìn đa dạng và chuyên sâu với từng lĩnh vực. Tôi thấu hiểu những khó khăn và sự khác nhau khi là quản lý tại các lĩnh vực. Với mỗi trường hợp cần có những giải pháp phù hợp và cụ thể.
Đặc biệt, người tham dự sẽ được trải nghiệm bộ đánh giá năng lực quản lý. Hoạt động này sẽ giúp người phụ trách đào tạo và phát triển tại doanh nghiệp có thể xác định tình trạng thực tế của đội ngũ hiện tại. Từ đó đưa ra các lộ trình phát triển phù hợp và mang lại hiệu quả cụ thể.
Thông tin sự kiện tại đây.