Employee Value Proposition – Định vị giá trị nhân viên là gì? | VMP Academy

EVP là gì
Employee Value Proposition (EVP) – Định vị giá trị nhân viên là một trong những yếu tố giúp tạo nên trải nghiệm nhân viên vượt trội. Đây là một thuật ngữ thường gặp trong lĩnh vực nhân sự. Vậy chính xác EVP là gì? Nó đóng vai trò gì đối với doanh nghiệp và quy trình xây dựng EVP như thế nào? Cùng khám phá ngay tại bài viết này nhé!

Employee Value Proposition là gì?

Employee Value Proposition (EVP) là tất cả những thứ liên quan đến lợi ích và giá trị mà một công ty hoặc tổ chức có thể cung cấp cho nhân viên của mình. Đây cũng là một yếu tố giúp nâng cao thương hiệu tuyển dụng (Employer Branding) của doanh nghiệp. Mục tiêu của định vị giá trị nhân viên là thu hút, giữ chân và thúc đẩy sự phát triển của nhân viên.

EVP bao gồm giá trị hữu hình và vô hình mà doanh nghiệp có thể cung cấp cho ứng viên. Cụ thể, giá trị hữu hình có thể là lương thưởng, chế độ đãi ngộ, chương trình đào tạo, cơ sở vật chất để làm việc… Giá trị vô hình gồm tính gắn kết giữa nhân viên, công việc ý nghĩa, sự công nhận,…

Employee Value Proposition không có tác giả cụ thể. Nó là kết quả của sự đóng góp của nhiều cá nhân, tổ chức khác nhau. Tuy nhiên, có thể kể tên một số nhân vật có ảnh hưởng lớn đến EVP như Pawar và Charak. Năm 2015, họ đã định nghĩa EVP như một “sự kết hợp độc đáo của các lợi ích mà nhân viên nhận được đổi lại cho kỹ năng, khả năng và kinh nghiệm mà họ mang đến cho tổ chức”. Giáo sư Harvard Michael Porter cho rằng, để thu hút và giữ chân nhân tài, các công ty cần xây dựng một EVP độc đáo, tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh.

Cho đến nay Employee Value Proposition vẫn tiếp tục được nghiên cứu và hiệu chỉnh để phù hợp với sự thay đổi của thị trường. EVP là một trong những yếu tố giúp xây dựng thành công trải nghiệm nhân viên vượt trội. 

Lợi ích của EVP đối với doanh nghiệp

Nâng cao hình ảnh tuyển dụng: EVP tốt tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trong thị trường tuyển dụng. Đây là điểm khác biệt của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh (giống với Unique Selling Point trong bán hàng) giúp ứng viên dễ dàng chọn nơi ứng tuyển phù hợp.

Thu hút ứng viên tiềm năng: Doanh nghiệp sở hữu EVP mạnh mẽ giúp thu hút được ứng viên phù hợp. Cộng thêm hình ảnh tuyển dụng đã được nâng cao trước đó sẽ giúp tạo tiếng vang và nhiều ứng viên giỏi sẽ quan tâm đến doanh nghiệp của bạn. 

Giữ chân nhân viên: Doanh nghiệp sở hữu EVP tốt giúp nhân viên cảm thấy hài lòng và gắn bó với công ty lâu dài. Điều này giúp giữ chân nhân tài và giảm các chi phí liên quan đến tuyển mới, đào tạo lại. 

Gia tăng năng suất, chất lượng: EVP tốt là một trong những yếu tố giúp tạo nên trải nghiệm nhân viên tốt. Khi này, nhân viên có động lực cống hiến, tối ưu năng suất lao động, tạo ra các sản phẩm, dịch vụ với chất lượng tuyệt vời. Như ở bài trải nghiệm nhân viên đã từng đề cập “EX = CX”

Quy trình 5 bước xây dựng EVP 

5 bước thực hiện EVP.
5 bước thực hiện EVP.

Bước 1: Thu thập dữ liệu: Tìm hiểu về nhu cầu và mong muốn của nhân viên hiện tại trong tổ chức và tiềm năng trong tương lai. Có thể sử dụng các phương pháp như khảo sát, phỏng vấn nhóm, phân tích dữ liệu nhân sự, tham gia các diễn đàn nhân sự, diễn đàn của người lao động… Việc này sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ những gì nhân viên mong đợi từ công ty và những yếu tố nào thu hút họ.

Bước 2: Nghiên cứu: Bạn cần quan tâm nghiên cứu từ ba phía gồm nội tại doanh nghiệp (nghiên cứu về điểm mạnh yếu của EVP doanh nghiệp, giá trị cốt lõi và sứ mệnh); đối thủ cạnh tranh (phân tích EVP của đối thủ cạnh tranh); thị trường (phân tích các xu hướng mới nhất của thị trường lao động, đặc điểm thế hệ…)

Bước 3: Xây dựng EVP: Dựa vào dữ liệu thu thập được và phân tích của bạn, hãy tiến hành xây dựng EVP dựa trên giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Lưu ý, cần đảm bảo EVP rõ ràng, xúc tích và phù hợp với khả năng đáp ứng của doanh nghiệp. 

Bước 4: Thực thi: Khi đã có EVP, bạn tiến hành truyền thông cho tất cả nhân viên trong công ty. Đảm bảo rằng EVP hiện hữu trong mọi hoạt động của doanh nghiệp. Để làm được điều này, ban lãnh đạo trong tổ chức cần đảm bảo cam kết sống và làm việc theo đúng lời hứa để xây dựng niềm tin ở nhân viên. 

Bước 5: Theo dõi và điều chỉnh: Lên kế hoạch theo dõi và điều chỉnh EVP. Bạn có thể sử dụng các hình thức khảo sát, phỏng vấn để thu thập thông tin, đánh giá mức độ hài lòng của nhân viên đối với EVP hiện tại. Bạn có thể dựa vào các chỉ số như: tỷ lệ giữ chân nhân tài (Employee Retention Rates), mức độ gắn kết nhân viên (Employee Engagement) và chi phí tuyển dụng (Cost per Hire). Qua đó, cập nhật EVP thường xuyên nhằm đảm bảo rằng nó phù hợp với sự thay đổi từ thị trường và nhân viên. 

Tạm kết về Employee Value Proposition

Trên đây là một vài thông tin về Employee Value Proposition. Tin rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn EVP là gì, tầm quan trọng của nó đối với tổ chức và quy trình xây dựng thành công. Đây là một trong những yếu tố giúp bạn xây dựng trải nghiệm nhân viên vượt trội trong tổ chức.

Bạn sẽ làm gì để xây dựng EVP tại doanh nghiệp? Bạn ứng dụng được gì tại bài viết này? Đừng ngần ngại comment phía bên dưới để cùng thảo luận với VMP bạn nhé.

Nội dung thuộc chuỗi L&D vocab – Từ điển làm đào…tạo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site uses cookies to offer you a better browsing experience. By browsing this website, you agree to our use of cookies.