TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ ĐÀO TẠO HỘI NHẬP BẰNG 04 CẤP ĐỘ

đào tạo hội nhập

Đào tạo hội nhập hiện nay đóng vai trò mấu chốt trong việc gắn kết giữa Nhân viên mới và Doanh nghiệp. Chính vì vậy, chúng tôi mong muốn hỗ trợ bạn đọc vài thông tin giá trị để thực hiện nghiệp vụ này một cách hiệu quả.

Ở cuối bài viết, chúng tôi giới thiệu thêm phương pháp đánh giá hiệu quả đào tạo theo 04 cấp độ kèm một “món quà” miễn phí để công việc của HR/Training trở nên chuyên nghiệp hơn.

Đào tạo hội nhập gia tăng sự gắn kết giữa Nhân viên mới và Doanh nghiệp!

Nhân viên mới cần gắn kết với Doanh nghiệp
Nhân viên mới cần gắn kết với Doanh nghiệp

Đào tạo hội nhập trong những năm gần đây tại Việt Nam trở thành hoạt động quan trọng để Doanh nghiệp gia tăng sự gắn kết với Nhân viên mới. Đây là cơ hội để thành viên mới hiểu rõ về thông tin chung, sứ mệnh, mục tiêu, cơ chế vận hành, sản phẩm, Khách hàng, văn hóa,… của công ty. Việc nắm rõ những thông tin này giúp giảm tỷ lệ nghỉ việc, gia tăng sự gắn kết giữa Nhân viên mới và Doanh nghiệp. Đặc biệt để hiệu quả, Doanh nghiệp cần sở hữu một đội ngũ Quản lý, Trainer có kỹ năng đào tạo tốt.

Cách tổ chức hiệu quả chương trình đào tạo hội nhập

Nhiều Doanh nghiệp hiện nay đang tổ chức “làm hội nhập” không phải theo khóa mà là “chương trình”. Chương trình đào tạo hội nhập yêu cầu sự phối hợp của phòng ban và HR/Training để giúp người mới có trải nghiệm thú vị từ trước khi “onboard” đến kết thúc 2 tháng thử việc.

Nhân viên mới cần có trải nghiệm thú vị
Nhân viên mới cần có trải nghiệm thú vị

Ví dụ: Trước khi “onboard” 1 tuần, quản lý trực tiếp gọi điện để chào đón. Ngày 1 sẽ giới thiệu Mentor và Trainer, đến cuối tháng mới đào tạo về văn hóa Doanh nghiệp. Lý do là đối với một số phòng ban, việc tuyển dụng diễn ra ở các thời điểm khác nhau trong tháng. Vì vậy, việc “gom lại” và tổ chức đào tạo văn hóa Doanh nghiệp vào cuối tháng sẽ tối ưu nguồn lực.

Đánh giá hiệu quả chương trình đào tạo hội nhập bằng 04 cấp độ

Hiện nay, phương pháp đánh giá hiệu quả chương trình phổ biến nhất là bằng 04 cấp độ. Cụ thể: Phản ứng (Reaction) – Khảo sát ngay sau đào tạo xem mức độ hài lòng của Học viên; Học tập (Learning) – Thực hiện bài test trước và sau khóa để đo lường mức độ thay đổi kiến thức; Hành vi (Behavior) – Định lượng sự thay đổi hành vi của Học viên sau vài tháng đào tạo; Kết quả (Results) – Đo lường sự thay đổi của hiệu suất, tỷ lệ nghỉ việc,… sau một khoảng thời gian làm việc.

Đánh giá hiệu quả đào tạo hội nhập
Đánh giá hiệu quả 

Trên thực tế, đánh giá hiệu quả chương trình đào tạo hội nhập không nhất thiết phải đủ 04 cấp độ trên. Nhiều Doanh nghiệp chỉ ứng dụng 3 cấp độ đầu. Đặc biệt, ở cấp độ Hành vi, bộ phận HR/Training có thể đo lường bằng phản hồi 360 (lấy feedback từ cấp trên, cấp dưới, đồng cấp, khách hàng) để sở hữu kết quả chính xác nhất.

Gửi tặng bạn đọc Mẫu phiếu đánh giá hiệu quả đào tạo. Tải miễn phí tại: https://vmptraining.com/mau-phieu-danh-gia-hieu-qua-dao-tao-3-level/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site uses cookies to offer you a better browsing experience. By browsing this website, you agree to our use of cookies.