Đại dịch Covid-19 biến đổi rất nhiều hoạt động trong cuộc sống của chúng ta. Các hoạt động tư vấn bán hàng trực tiếp không còn phù hợp nữa, thay vào đó là tương tác trực tuyến. Vậy làm thế nào để tổ chức và quản lý bán hàng hiệu quả trong thời kỷ nguyên số? Bài viết này sẽ giải đáp cho bạn.
Đây cũng là một phần nội dung mà Trainer Phan Hữu Lộc chia sẻ trong khóa “Phương pháp tổ chức và quản lý bán hàng thời kỷ nguyên số” do VMP tổ chức dành riêng cho đội ngũ MB Ageas ngày 13/08/2021.
05 bước lập kế hoạch, tổ chức và quản lý bán hàng thời kỷ nguyên số hiệu quả
- Thiết lập mục tiêu bán hàng SMART GOAL.
- Lên danh sách công việc cần thực hiện với To do list.
- Sắp xếp công việc với ma trận First things first.
- Triển khai kế hoạch với 5W3H.
- Đánh giá và phản hồi với công cụ SBI.
Thiết lập mục tiêu bán hàng SMART GOAL
Mục tiêu bán hàng thường được thiết lập bởi người Quản lý Sale, mục tiêu có thể theo tuần/tháng/quý hoặc năm. Thiết lập mục tiêu SMART giúp người nhân viên Sale hình dung rõ ràng định hướng sắp tới, biết được các hành động cụ thể cần làm để đạt được mục tiêu. Bên cạnh đó, mục tiêu thỏa mãn SMART cũng là động lực để nhân viên phấn đấu làm việc, vì họ biết họ có thể đạt được mục tiêu nếu chịu khó chăm chỉ trong công việc.
Một mục tiêu SMART cần thỏa mãn các yếu tố sau: Specific – Cụ thể, Measurable – Đo lường được, Achievable – Có thể thực hiện được, Relevant – Phù hợp, Time bound – Thời gian thực hiện.
Lên danh sách công việc cần thực hiện với To do list
Như bạn cũng biết, trong quá trình làm việc thường có những công việc bất ngờ ập tới. Những công việc này thường mang tính gấp rút và nhỏ lẻ, nên đòi hỏi chúng ta phải dừng công việc hiện tại để giải quyết những công việc phát sinh. Sau khi giải quyết xong xuôi, đôi khi chúng ta “quên mất công việc trước đó đang làm là gì và cần phải làm gì tiếp theo. Hoặc để nhớ ra cần tốn một khoảng thời gian nhất định và đôi khi “lỡ việc quan trọng”. Vậy To do list ra đời với mục đích giúp tránh tình trạng “bỏ quên công việc”.
To do list là công cụ giúp người quản lý Sale liệt kê toàn bộ các công việc cần làm trong một ngày hoặc một dự án. To do list rất dễ sử dụng, bạn chỉ cần một mẫu giấy hoặc một file excel hoặc bất cứ thứ gì có thể ghi chú nội dung, sau đó sử dụng phương pháp Brain-writing để liệt kê toàn bộ công việc cần làm.
Brain-writing cho phép bạn ghi xuống tất cả các công việc bạn vừa nghĩ đến và không cần phải lo nghĩ liệu thứ tự sắp xếp có đúng hay không. Cứ liệt kê trước đã, sắp xếp thứ tự ưu tiên là bước tiếp theo!
Sắp xếp công việc với ma trận First things first
Ma trận thời gian First thing First là một trong những công cụ giúp sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên được nhiều người thành công sử dụng. Sắp xếp công việc hiệu quả giúp nhà quản lý biết và giải quyết các công việc quan trọng, tránh tình trạng luôn rơi vào “vòng xoáy” bận rộn vì những việc nhỏ lẻ, gấp gáp.
Ma trận quản lý thời gian chia tất cả các công việc thành 4 nhóm trên cơ sở đánh giá tính chất khẩn cấp và quan trọng của công việc. Dựa trên tính chất quan trọng và khẩn cấp, ma trận này được chia làm 4 nhóm. Theo chiều mũi tên, tính khẩn cấp và tính quan trọng giảm dần.
Đối với các công việc quan trọng và khẩn cấp, bạn nên làm ngay – Do. Các công việc không quan trọng và khẩn cấp thì nên giao quyền cho cấp dưới để xử lý – Delegate. Đối với các công việc quan trọng nhưng không gấp, bạn nên lên kế hoạch để thực hiện chúng – Plan. Cuối cùng, cần loại bỏ – Eliminate những công việc không quan trọng và cũng không khẩn cấp.
Triển khai kế hoạch với 5W3H – Quản lý bán hàng thời kỷ nguyên số hiệu quả
Một bản hoạch định công việc chỉn chu sẽ giúp cho nhà quản lý có được tư duy hệ thống, hình dung được những công việc sẽ xảy ra như thế nào diễn biến ra sao. Thông qua đó điều phối nguồn lực để thực hiện công việc một cách hiệu quả, nhằm đạt được mục tiêu của đội nhóm và tổ chức.
5W3H là một công cụ chi tiết giúp nhà quản lý dễ dàng hoạch định và triển khai kế hoạch bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
- Việc cần triển khai là gì? (What)
- Tầm quan trọng của công việc/ Tại sao tôi và đội nhóm phải thực hiện công việc này? (Why)
- Ai sẽ là người thực hiện? (Who)
- Thực hiện ở đâu?(Where)
- Khi nào thực hiện và deadline hoàn thành là khi nào? (When)
- Thực hiện bằng phương pháp nào? (How)
- Thực hiện công việc này trong bao lâu? (How long)
- Công việc này tốn bao nhiêu chi phí? (How much)
Sau khi trả lời các câu hỏi theo hàng ngang, nhà quản lý sẽ có cái nhìn từ tổng quan đến chi tiết cho mỗi công việc, qua đó cân chỉnh nguồn lực và thời gian sao cho hợp lý với mục tiêu đề ra. Đồng thời 5W1H cũng giúp nhà quản lý theo dõi, rà soát các công việc trong quá trình thực hiện, đảm bảo công việc đi theo đúng hướng và đưa ra các điều chỉnh phù hợp.
Đánh giá và phản hồi với SBI
Trong công tác quản lý, việc đánh giá và phản hồi cho nhân viên là rất cần thiết. Nó giúp người nhân viên biết được bản thân mình đang làm tốt hay chưa, và làm tốt ở mức độ nào. Tuy nhiên, không phải nhà quản lý nào cũng có thể tự tin trong việc đánh giá và đưa ra phản hồi. Họ cảm thấy không thoải mái, vụng về khi phải phản hồi trực tiếp với nhân viên.
Công cụ SBI giúp nhà quản lý đưa ra được đánh giá, phản hồi một cách dễ dàng, công tâm và không sợ “mích lòng”. Theo đó, SBI là viết tắt của Situation (tình huống) – Behavior (hành vi) – Impact (tác động). Hãy mô tả tình huống/bối cảnh bằng cách xác định thời gian và địa điểm tình huống mà bạn đang đề cập đến. Tiếp đó, hãy mô tả những hành vi của nhân viên mà bạn muốn họ sửa đổi. Cuối cùng đưa ra lý do tại sao nhân viên cần sửa đổi thông qua việc nêu tác động của hành vi đến bạn hoặc người khác.
Trong lúc đưa ra phản hồi, bạn hãy cố gắng sử dụng các dẫn chứng về hành vi, tình huống có tính chất định lượng để nội dung nói có tính khách quan hơn. Bạn cũng nên dùng giọng điệu dễ chịu nhằm tránh làm xuống tinh thần người nhân viên.
Sau khi đưa ra phản hồi, bạn có thể khuyến khích nhân viên tự đưa ra ý kiến về giải pháp cải thiện vấn đề đang gặp phải, để đưa ra thống nhất và cam kết chung về những gì sắp thực hiện. Qua đó, tạo động lực cho nhân viên. Việc trao đổi là rất quan trọng để giữ một mối quan hệ bền chặt giữa sếp và nhân viên, với mục đích hoàn thành mục tiêu chung. Đừng để những cách phản hồi sai đẩy bạn xa khỏi nhân viên nhé!
Tạm kết về tổ chức, quản lý bán hàng thời kỷ nguyên số
Để có thể thích ứng và phát triển trong thời đại kỷ nguyên số, nhà quản lý cần có các phương pháp tổ chức và quản lý bán hàng hiệu quả, nếu không sẽ bị tụt hậu.
Trên đây là một số nội dung được chia sẻ trong khóa “Phương pháp tổ chức và quản lý bán hàng thời kỷ nguyên số” do VMP Academy tổ chức dành cho đội ngũ quản lý SALE MB Ageas diễn ra ngày 13/08/2021.
Cảm ơn MB Ageas đã luôn tin tưởng và đồng hành cùng VMP trong dự án đào tạo lần này. Hy vọng rằng bạn sẽ sớm áp dụng thành công những phương pháp, công thức được chia sẻ tại khóa học. Hãy nhớ lời của Trainer Phan Hữu Lộc: “Chỉ khi nào áp dụng thành công thì kiến thức mới trở thành của mình và việc tham gia khóa học mới giá trị”.