TƯ DUY PHẢN BIỆN – KỸ NĂNG CHO NHÀ QUẢN LÝ | Sự kiện “Critical Thinking For Transformational Leader” ngày 13/08/2021

Không phải nhà quản lý nào cũng có thể trở thành nhà lãnh đạo chuyển đổi để thích ứng được với đại dịch. Tư duy phản biện là một kỹ năng tuyệt vời giúp nhà lãnh đạo chuyển đổi và thích ứng với thời đại đầy biến động. “Tư duy phản biện giúp chúng ta chủ động hiểu một thứ gì đó dễ dàng hơn, rõ ràng hơn, qua đó tìm ra được giải pháp thích hợp” – Chia sẻ từ Diễn giả Alan Go tại sự kiện Critical Thinking For Transformational Leaders diễn ra ngày 13/08/2021 vừa qua.

Ở bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu về tư duy phản biện là gì và lợi ích của kỹ năng này mang đến cho nhà quản lý và cách để luyện tập, áp dụng trong công việc. 

Critical Thinking là gì?

Có nhiều ý kiến được chia sẻ trong sự kiện, trong đó nổi bật nhất là chia sẻ từ chị Kim Phương:“Tư duy phản biện là thứ rất quen thuộc đối với mỗi chúng ta. Theo tôi, Tư duy phản biện là cách chúng ta suy nghĩ trên nhiều khía cạnh. Chúng ta nghĩ về quá khứ cũng như tương lai, nghĩ tới những tác động và các nhân tố khác liên quan đến một vấn đề nhất định”.

Alan Go cũng chia sẻ một số ý kiến mà anh thu thập được trước đó thông qua một khảo sát ở Singapore về tư duy phản biện: “Có rất nhiều ý kiến được đưa ra, tư duy phản biện là cách chúng ta đánh giá, suy nghĩ logic, giải quyết vấn đề, đưa ra chiến thuật, phát triển suy nghĩ, phân tích, suy nghĩ ngoài vùng an toàn, sáng tạo ra giá trị,…”

Vậy cuối cùng tư duy phản biện là gì?

Critical Thinking – Tư duy phản biện là một kỹ năng cho phép các nhà lãnh đạo hiểu được tác động của quyết định đối với toàn bộ tổ chức và đảm bảo sự phù hợp với các mục tiêu của đội nhóm và trách nhiệm giải trình đối với các kết quả hoạt động. – Theo định nghĩa của Alan Go.

Ở định nghĩa này, diễn giả cũng nhấn mạnh rằng trách nhiệm giải trình là một hoạt động nhất định phải có ở một nhà lãnh đạo. “Nếu bạn muốn trở thành một nhà lãnh đạo chuyển đổi, nhưng bạn không muốn có trách nhiệm giải trình, làm ơn đừng làm lãnh đạo nữa vì theo quan điểm cá nhân của tôi, người đó không phải là nhà lãnh đạo. Một nhà lãnh đạo phải có trách nhiệm và dám đứng ra giải trình”. – Alan Go nói trong sự kiện.

Tư duy phản biện giúp quản lý trở thành nhà lãnh đạo chuyển đổi?

Tư duy phản biện đóng một vai trò như “chất keo dính” giúp nhà lãnh đạo liên kết mọi thứ từng chút một, từ đó xây dựng một lộ trình để đạt đến tầm nhìn của tổ chức. Bên cạnh đó, nó cũng giúp nhà lãnh đạo chấp nhận những sai sót trong lập luận và những lỗ hổng trong kiến thức của mình, qua đó đưa ra các quyết định sáng suốt hơn.

Trong thời đại dịch Covid-19 hoành hành và biến đổi cuộc sống của chúng ta. Hơn ai hết, nhà lãnh đạo nên là người thích ứng và chuyển đổi để phù hợp với sự biến động từ môi trường bên ngoài. Để thời hậu Covid, nhà lãnh đạo chuyển đổi sẽ là những người “nổi bật”. 

Đa số những người tham gia vào sự kiện đều cho rằng tư duy phản biện là rất quan trọng trong công việc của họ.
Đa số những người tham gia vào sự kiện đều cho rằng Critical thinking là rất quan trọng trong công việc của họ.

Nhà lãnh đạo chuyển đổi là người lãnh đạo của lãnh đạo – the leader of leader. Để trở thành nhà lãnh đạo chuyển đổi, bạn cần sử dụng tư duy phản biện rất nhiều trong cách quản trị cá nhân, lãnh đạo tổ chức và quản lý công việc của mình. 

Diễn giả Alan Go lưu ý rằng tất cả chúng ta không ai có thể sử dụng Tư duy phản biện một cách hoàn hảo, mặc dù chúng ta sử dụng chúng hằng ngày với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Để thuần thục hơn trong việc luyện tập và áp dụng critical thinking vào công việc, bạn cần làm theo các cách được nêu ở mục dưới đây.

06 loại tư duy phản biện cơ bản

Có 06 loại tư duy phản biện tất cả. Là một nhà lãnh đạo chuyển đổi, bạn cần kết hợp một vài hoặc tất cả lại với nhau để có thể áp dụng được critical thinking vào công việc, vào cuộc sống. 

Diễn giả Alan Go đang chia sẻ về 06 loại tư duy phản biện trong sự kiện ngày 13/08/2021.
Diễn giả Alan Go đang chia sẻ về 06 loại tư duy phản biện trong sự kiện ngày 13/08/2021.

Creative thinker – Nhà sáng tạo: Đẻ ra nhiều ý tưởng mới bằng cách “think out of the box”. Người thuộc nhóm này thường cung cấp những ý tưởng điên rồ, vượt ngoài giới hạn thông thường. 

Analytical thinker – Nhà phân tích: Có khả năng chia cái tổng thể thành những phần nhỏ và nghiên cứu xem mỗi phần đó có quan hệ gì với nhau. Nhóm người này thường phân tích mọi thứ, từ nguyên nhân, kết quả, các thành phần tác động đến một sự vật, sự việc và tìm ra mối liên quan giữa những thứ kể trên.

Concrete thinker – Nhà tư tưởng thực tế: Suy nghĩ thực tế, luôn hướng mọi việc theo nghĩa đen và chính xác nhất. Nhóm người này luôn suy nghĩ bằng lý trí, họ chỉ tin vào những gì xảy ra trước mắt, những gì họ thấy và nghe được. “Bạn muốn thuyết phục tôi? Hãy cho tôi bằng chứng cụ thể”.

Abstract thinker – Nhà tư tưởng trừu tượng: Khả năng tạo ra những thứ dường như ngẫu nhiên với nhau và tạo ra các mối liên hệ suy nghĩ mà không cần dựa trên một chuẩn mực nào. Một trong những người sở hữu khả năng tư duy trừu tượng là CEO của Apple – Steve Jobs. Vị CEO này có thể liên kết hai thứ dường như không liên quan với nhau đó là “máy tính” và “lối sống”, sau đó kết hợp chúng lại và tạo ra Apple.

Divergent Thinker – Nhà tư tưởng phân kỳ: Khám phá vô số giải pháp để tìm ra giải pháp hiệu quả. Nhóm người này thường đưa ra nhiều giải pháp khác nhau cho một vấn đề, suy nghĩ và thử áp dụng chúng trong suy nghĩ, cuối cùng tìm ra được giải pháp hiệu quả nhất thì sẽ áp dụng.

Convergent thinker – Nhà tư tưởng hội tụ: Kết hợp mọi quan quan điểm, mọi ý kiến để tìm ra một giải pháp duy nhất. Nhóm người này thưởng tổng hợp tất cả các ý kiến thu thập được, các quan điểm đã nghe qua, sau đó “trộn lẫn” chúng vào với nhau và rút ra một giải pháp duy nhất từ đó. Diễn giả Alan Go là một ví dụ điển hình của Nhà tư tưởng hội tụ.

Rèn luyện tư duy phản biện với 3 câu hỏi nền tảng

Có 03 câu hỏi bạn có thể dùng để bắt đầu luyện tập kỹ năng tư duy phản biện:

  1. Tổ chức của tôi nên bắt đầu làm gì để giải quyết vấn đề?
  2. Tổ chức của tôi nên làm gì tiếp theo?
  3. Tổ chức của tôi nên dừng ngay công việc nào?
Alan Go chia sẻ về 03 câu hỏi để bắt đầu luyện tập tư duy phản biện. 
Alan Go chia sẻ về 03 câu hỏi để bắt đầu luyện tập tư duy phản biện.

Trong quá trình thực hiện vai trò và trách nhiệm của mình, nhà lãnh đạo có thể luyện tập kỹ năng tư duy phản biện bằng cách nghĩ nhiều hơn về công tác quản lý, thông qua việc lên kế hoạch thực thi chi tiết cho đội nhóm; sắp xếp và phân công công việc  hiệu quả; gây ảnh hưởng và huấn luyện nhân viên,… qua đó đúc kết những những điểm mới, hay và nổi bật.

Tiếp theo, so sánh và đúc kết những kỹ năng cần có để đạt được kết quả công việc như mong đợi, xây dựng cho mình một kế hoạch phát triển phù hợp và thực hiện chúng thông qua việc tham gia vào các khóa học, công việc, bài đánh giá…. Khi đó, nhà lãnh đạo có cho mình nhiều kiến thức hơn trong lãnh đạo và có thể áp dụng nó vào công việc. 

Có thể bạn quan tâm: Vai trò trách nhiệm của quản lý cấp trung theo mô hình P.LOC

Tương tự đối với công việc mới trong tương lai, nhà lãnh đạo lại lặp lại vòng lặp như trên. Qua thời gian, kỹ năng, kiến thức thu thập được sẽ trở thành “tư liệu” để nhà lãnh đạo suy nghĩ về công việc quản lý của mình. Sử dụng những tư liệu đó kết nối với nhau, phân tích, sáng tạo, thử và trộn lẫn chúng để rút ra được giải pháp cho vấn đề đang gặp phải. Khi ấy, nhà lãnh đạo chuyển đổi đã áp dụng thành công tư duy phản biện vào công việc, và lặp lại liên tục khiến kỹ năng này trở nên nhuần nhuyễn và việc suy nghĩ sẽ diễn ra nhanh hơn.

Sự kiện giúp ích được cho các anh chị là nguồn cổ vũ to lớn để VMP thực hiện các chương trình tiếp theo.

Sự kiện giúp ích được cho các anh chị là nguồn cổ vũ to lớn để VMP thực hiện các chương trình tiếp theo.
Sự kiện giúp ích được cho các anh chị là nguồn cổ vũ to lớn để VMP thực hiện các chương trình tiếp theo.

Tạm kết 

Tư duy phản biện là kỹ năng thiết yếu mà một nhà quản lý chuyển đổi cần có trong thời đại Covid. Như mọi kỹ năng khác, tư duy phản biện cũng có thể có được nếu thông qua luyện tập. Hy vọng, những phương pháp cung cấp trong sự kiện Critical Thinking For Transformational Leaders sẽ giúp ích được đến bạn.

VMP Academy cảm ơn quý anh chị đã dành thời gian tham gia vào buổi Workshop do VMP phối hợp cùng diễn giả Alan Go tổ chức. Hẹn gặp lại các anh chị tại các sự kiện cộng đồng của VMP Academy trong thời gian tới.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site uses cookies to offer you a better browsing experience. By browsing this website, you agree to our use of cookies.