Vai trò của quản lý trong chiến lược đào tạo là gì?

Vai trò của quản lý trong chiến lược đào tạo.

Để chiến lược đào tạo thực sự hiệu quả, không thể thiếu đóng góp quan trọng từ phía các nhà quản lý. Vậy vai trò của quản lý trong chiến lược đào tạo là gì và tại sao họ lại có tác động quan trọng như vậy? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Nội dung thuộc chuỗi bài viết chào đón sự kiện Training Lab – Xây dựng chiến lược đào tạo năm 2025.

1. Xác định nhu cầu đào tạo

Vai trò của quản lý trong chiến lược đào tạo là giúp xác định nhu cầu chuẩn xác. Các nhà quản lý không chỉ nắm rõ khả năng hiện tại của nhân viên, mà còn nhìn thấy rõ những khoảng trống kỹ năng (GAP) đang cần bổ sung để đáp ứng mục tiêu công việc và kết quả kinh doanh. Việc xác định đúng nhu cầu đào tạo giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, tối ưu hiệu quả của chiến lược đào tạo và nâng cao năng suất làm việc.

Quản lý sẽ:

  • Tham gia khảo sát nhu cầu đào tạo (TNA): Quản lý hợp tác với bộ phận L&D trong việc thu thập dữ liệu và đánh giá nhu cầu đào tạo của từng nhóm nhân viên. Hành động này gồm có việc phân tích hiện trạng kỹ năng và xác định những kỹ năng then chốt có tác động đến kết quả kinh doanh.
  • Tổ chức buổi hội thảo nhóm: Tạo diễn đàn trao đổi trực tiếp với nhân viên để nghe góp ý và phát hiện các điểm yếu trong quá trình làm việc.
  • Phân loại đối tượng đào tạo: Quản lý có trách nhiệm nhóm nhân viên theo các trình độ kỹ năng và nhu cầu riêng biệt. Việc này giúp việc đào tạo trở nên cá nhân hóa và tăng tính hiệu quả.

2. Truyền đạt mục tiêu và tầm quan trọng của đào tạo

Vai trò của quản lý trong chiến lược đào tạo là cầu nối giữa ban lãnh đạo và nhân viên. Họ truyền đạt rõ ràng mục tiêu và ý nghĩa của chương trình đào tạo đến nhân viên, giúp họa quyền lợi ích cá nhân và mục tiêu doanh nghiệp.

Quản lý sẽ:

  • Giao tiếp với đội ngũ: Truyền đạt mục tiêu đào tạo qua các buổi hội thảo nhóm, email, hoặc đối thoại trực tiếp để nhân viên nắm rõ mục tiêu và tầm quan trọng của đào tạo. 
  • Liên kết cá nhân và mục tiêu tổ chức: Quản lý nhấn mạnh tầm quan trọng của kỹ năng được đào tạo đối với sự phát triển nghề nghiệp cá nhân người nhân viên và doanh nghiệp. Từ đó, giúp nhân viên hiểu rằng tham gia đào tạo là cần thiết để đạt được mục tiêu, họ đang có đóng góp trực tiếp vào sự phát triển của doanh nghiệp.

3. Hỗ trợ và giám sát việc áp dụng sau đào tạo

Vai trò của quản lý trong chiến lược đào tạo: Người hỗ trợ follow-up.
Vai trò của quản lý trong chiến lược đào tạo: Người hỗ trợ follow-up.

Vai trò của quản lý trong chiến lược đào tạo trong doanh nghiệp là gì? Họ chính là người giám sát, đánh giá, và khích lệ nhân viên áp dụng kiến thức vào công việc. Nếu quản lý tham gia tích cực vào quá trình này, hiệu quả đào tạo được tăng cao. 

Quản lý sẽ:

  • Làm gương trong việc học tập: Quản lý có thể thực hành những kỹ năng mới được học để tạo động lực cho nhân viên.
  • Theo dõi và hỗ trợ: Khích lệ nhân viên áp dụng những gì học được qua việc giám sát và đánh giá kết quả thực tế.
  • Ghi nhận và phân hồi: Đánh giá những thành tích và khích lệ sự tiến bộ của nhân viên khi áp dụng kỹ năng mới vào công việc. Đây sẽ là nguồn động lực giúp nhân viên tiếp tục áp dụng kiến thức mới. 
  • Giao các công việc liên quan: Quản lý tạo cơ hội cho nhân viên áp dụng bằng cách giao các nhiệm vụ liên quan đến kỹ năng mới học. Nhân viên có cơ hội được thực hành trên chính công việc và kiểm chứng hiệu quả. 

4. Gắn kết đào tạo với hiệu suất công việc

Vai trò của quản lý trong chiến lược đào tạo là gì? Quản lý đóng vai trò then chốt trong việc kết nối mục tiêu đào tạo với các KPIs công việc cụ thể để tăng tính ứng dụng và hiệu quả của chương trình.

Quản lý sẽ:

Xác định rõ kết quả mong đợi sau đào tạo: Trước khi chương trình bắt đầu, quản lý cần làm rõ các kỹ năng hoặc kiến thức cần được nâng cao và mục tiêu cuối cùng là gì. Kết quả này cần được cụ thể hóa và gắn với các chỉ số đo lường hiệu suất (KPIs). Ví dụ: Nếu chương trình đào tạo tập trung vào kỹ năng giao tiếp và đàm phán, kết quả mong đợi có thể là “tăng tỷ lệ chốt hợp đồng thành công thêm 15% trong quý tới”.

Tích hợp mục tiêu đào tạo vào KPIs công việc: Mỗi kỹ năng học được từ chương trình đào tạo cần được kết nối với các chỉ số công việc cụ thể của nhân viên. Bằng cách này, việc đào tạo không còn mang tính lý thuyết hay hình thức mà trở thành công cụ để cải thiện năng suất công việc. 

Giám sát và đo lường sự tiến bộ: Sau khi đào tạo kết thúc, quản lý cần theo sát tiến độ áp dụng kỹ năng của nhân viên vào công việc thực tế. Việc này có thể thực hiện thông qua các công cụ đánh giá, khảo sát hoặc quan sát trực tiếp. Việc đo lường sẽ giúp xác định mức độ hiệu quả của chương trình và điều chỉnh các mục tiêu KPIs khi cần thiết.

5. Xây dựng văn hóa học tập liên tục

Quản lý hỗ trợ xây dựng văn hóa học tập.
Quản lý hỗ trợ xây dựng văn hóa học tập.

Vai trò của quản lý trong chiến lược đào tạo: Nhà quản lý chính là người thúc đẩy văn hóa học tập trong đội ngũ. Việc tạo động lực và khuyến khích nhân viên phát triển kỹ năng không chỉ giúp họ hoàn thành tốt nhiệm vụ hiện tại mà còn tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững của cá nhân và tổ chức.

Quản lý sẽ: 

Coaching (Huấn luyện): Nhà quản lý trực tiếp hướng dẫn nhân viên theo phương pháp kèm 1:1 để giải quyết các thách thức cụ thể trong công việc, đồng thời giúp họ đạt được mục tiêu học tập rõ ràng.

Mentoring (Kèm cặp): Tạo cơ hội để nhân viên học hỏi từ người đi trước, đặc biệt là những đồng nghiệp kỳ cựu giàu kinh nghiệm. Điều này giúp nhân viên mới nhanh chóng hòa nhập và nâng cao kỹ năng.

Khuyến khích thói quen học hỏi liên tục trong nhóm: Nhà quản lý có thể tạo ra môi trường học tập tích cực bằng cách khuyến khích các hoạt động học hỏi hàng ngày và tổ chức những buổi chia sẻ kiến thức thường xuyên.

Tạm kết về Vai trò của quản lý trong chiến lược đào tạo là gì?

Vai trò của quản lý trong chiến lược đào tạo không chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ mà còn mang tính quyết định đến hiệu quả đào tạosự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Nhờ sự tham gia tích cực và vai trò dẫn dắt của quản lý, chiến lược đào tạo trở thành bàn đà phát triển nhân tài và giúp doanh nghiệp tăng trưởng vượt bậc trong thời đại mới.

Vậy làm cách nào để lôi kéo quản lý tham dự vào quá trình xây dựng, thực thi chiến lược đào tạo? Tất cả sẽ được chia sẻ tại sự kiện lớn nhất năm 2025 do VMP Academy tổ chức mang tên: 

Training Lab – Strategic Training Alignment 

Xây dựng chiến lược đào tạo năm 2025

Ngày diễn ra: 22/02/2025.

Địa điểm: Sân golf Tân Sơn Nhất, Số 6, Tân Sơn, Phường 12, Gò Vấp, Hồ Chí Minh. 

Chi tiết chương trình và đăng ký: https://www.traininglab.vn/

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ 1800 6981 hoặc gửi mail về địa chỉ daotao@vmp.edu.vn để được tư vấn miễn phí. 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *