Ứng dụng “Tháp mức độ tiếp thu” để tối ưu hiệu quả đào tạo

Ứng dụng “Tháp mức độ tiếp thu” để tối ưu hiệu quả đào tạo
Ứng dụng “Tháp mức độ tiếp thu” để tối ưu hiệu quả đào tạo

Tháp mức độ tiếp thu được phát triển vào năm 1960 bởi Viện phòng thí nghiệm đào tạo quốc gia tại Mỹ. Tháp này gồm 7 cấp độ chỉ rõ tỷ lệ lưu giữ kiến thức sau đào tạo của học viên với 4 cấp độ đầu bị động và 3 cấp độ cuối là chủ động. Sau đây là 7 cấp độ từ trên xuống dưới theo sự gia tăng mức độ tối ưu hiệu quả đào tạo:

Xem thêm: Mô hình VAK – Giải pháp đào tạo đa dạng cho học viên.

1. Nghe (Lecture)

Não bộ con người “rà” thông tin một cách có hệ thống. Nghiên cứu đã chỉ ra bộ phận não bộ có chức năng nghe “bài giảng” sở hữu kích thức nhỏ nhất. Theo đó, khả năng lưu giữ kiến thức cũng thấp nhất. Hình thức nghe chỉ có khả năng lưu giữ kiến thức khoảng 5% sau đào tạo.

2.Đọc (Reading)

Tương tự chức năng nghe của não bộ, việc đọc “chữ” cũng có hiệu quả ghi nhớ rất thấp. Tuy nhiên, việc đọc vẫn có hiệu quả cao hơn nghe. Lý do là học viên có thể tưởng tượng tốt hơn trong quá trình đọc. Hình thức đọc có khả năng lưu trữ kiến thức khoảng 10% sau đào tạo.

Khám phá phương pháp đọc nhanh Tony Buzan.

3.Video (Audio)

Lưu trữ kiến thức với video

Hình thức Video có thể lưu trữ tới 20% kiến thức

Tôi nhớ khuôn mặt bạn, chứ không phải tên của bạn. Thật vậy. Khi chúng ta thử nghiệm lên chức năng lưu giữ hình ảnh của não bộ thì hiệu quả cao hơn rõ rệt. Vì bộ phận lưu giữ hình ảnh tĩnh hoặc động (Video) của não bộ lớn hơn nghe và đọc, nên có thể lưu trữ 20% kiến thức.

4.Minh họa (Demonstration)

Minh họa có thể bao gồm 02 cách:

  • Xem giảng viên thực hiện thao tác
  • Xem quy trình máy móc diễn ra

Hình thức này hiệu quả hơn vì nếu học viên xem quy trình diễn ra, dù giảng viên không nói câu nào, hiệu quả tiếp thu vẫn cao hơn. Hình thức này có thể lưu giữ khoảng 30% kiến thức.

5.Thảo luận (Discussion Group)

Đây là cấp độ đầu tiên của hình thức đào tạo chủ động tiếp thu. Có nghĩa là học viên chủ động trong quá trình đào tạo. Học viên thảo luận những gì vừa được đào tạo. Rõ ràng, khi được tương tác với người khác, hiệu quả sẽ tăng vượt trội. Loại hình thảo luận có thể lưu giữ khoảng 50% kiến thức.

6.Thực hành (Practice by Doing)

Hãy nhớ lại lúc chúng ta học môn ngữ văn. Bài thơ nhà Đường học mãi không thuộc nhưng lại “làu làu” một bản Rap với những từ rất khó hiểu. Có nhiều yếu tố tác động nhưng mạnh nhất là chúng ta thực sự muốn “nhẩm” bài Rap cho đến khi “hoàn hảo” trong suốt những ngày liên tiếp. Đây là hiệu quả của thực hành, luyện tập và lặp lại. Hình thức thực hành có thể lưu giữ 75% kiến thức sau đào tạo.

Khám phá phương pháp học thông qua trải nghiệm Learning by Doing 3V.

7.Dạy/Chia sẻ (Teach Others)

Hình thức dạy lại ấn tượng

90% Là con số ấn tượng với hình thức Dạy lại

Trước khi dạy lại cho người khác, học viên cần phải hiểu và sắp xếp kiến thức thành một hệ thống. Theo đó, kết hợp với tương tác với người khác lại tạo thành hiệu quả vượt trội. Quá trình Huấn luyện (Coaching) lại áp dụng hình thức này rất hiệu quả. Theo đó, học viên là người phát biểu và nói cho người huấn luyện nghe. Hình thức dạy lại có thể lưu trữ kiến thức đến 90% sau đào tạo.

Tùy theo tình hình thực tế, việc thảo luận, thực hành hoặc dạy lại nên được triển khai tại Doanh nghiệp để tối ưu hiệu quả đào tạo.

Hy vọng, sau bài viết này Quý độc giả có thể Ứng dụng “Tháp mức độ tiếp thu” để tối ưu hiệu quả đào tạo của mình. Bội dung nằm trong khóa Train The Trainer 3+ – Đào tạo Giảng viên Nội bộ số 1 Đông Nam Á

Đọc thêm nhiều kiến thức bổ ích khác tại Tips For Learner.

 

1 thoughts on “Ứng dụng “Tháp mức độ tiếp thu” để tối ưu hiệu quả đào tạo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site uses cookies to offer you a better browsing experience. By browsing this website, you agree to our use of cookies.