Đào tạo nhân sự luôn là yếu tố cốt lõi để doanh nghiệp phát triển bền vững. Tuy nhiên, nhiều tổ chức vẫn nhầm lẫn giữa chiến lược đào tạo và kế hoạch đào tạo, dẫn đến việc thiếu định hướng và triển khai không hiệu quả. Vậy, sự khác nhau giữa chiến lược đào tạo và kế hoạch đào tạo là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Nội dung thuộc chuỗi bài viết chào đón sự kiện Training Lab – Xây dựng chiến lược đào tạo năm 2025.
Chiến lược đào tạo và kế hoạch đào tạo là gì?
Chiến lược đào tạo: Là định hướng dài hạn giúp doanh nghiệp phát triển năng lực nhân sự nhằm đạt được mục tiêu chiến lược tổng thể. Chiến lược đào tạo thường gắn liền với chiến lược kinh doanh của tổ chức.
Ví dụ: “Xây dựng đội ngũ quản lý cấp trung có năng lực lãnh đạo và ra quyết định trong vòng 5 năm tới.”
Kế hoạch đào tạo: Là bước triển khai cụ thể và ngắn hạn của chiến lược đào tạo. Nó bao gồm các khóa học, thời gian, ngân sách, và người chịu trách nhiệm tổ chức.
Ví dụ: “Trong năm 2024, tổ chức 3 khóa học về kỹ năng lãnh đạo cho quản lý cấp trung.”
Tầm quan trọng của việc phân biệt chiến lược và kế hoạch đào tạo
Phân biệt rõ sự khác nhau giữa chiến lược đào tạo và kế hoạch đào tạo giúp mang lại các lợi ích sau:
Đảm bảo định hướng và kết nối với mục tiêu kinh doanh: Chiến lược đào tạo mang tính định hướng dài hạn, giúp doanh nghiệp tập trung vào việc phát triển năng lực đội ngũ để phục vụ tầm nhìn và mục tiêu chiến lược. Nếu không có chiến lược rõ ràng, các chương trình đào tạo dễ trở thành rời rạc, thiếu trọng tâm, không gắn kết với nhu cầu phát triển chung của doanh nghiệp.
Tối ưu nguồn lực: Việc xác định rõ chiến lược và kế hoạch đào tạo giúp doanh nghiệp: Ưu tiên đúng nhu cầu đào tạo; Phân bổ nguồn lực hợp lý, tránh lãng phí thời gian và ngân sách cho những khóa học không cần thiết; Tập trung vào các khóa học mang lại giá trị cao nhất trong từng giai đoạn.
Đánh giá hiệu quả: Dựa vào mục tiêu của chiến lược hoặc kế hoạch đào tạo, LnD lựa chon cách đo lường hiệu quả phù hợp. Ví dụ, Chiến lược đào tạo đặt ra các mục tiêu dài hạn, giúp doanh nghiệp đo lường tác động của hoạt động đào tạo lên sự phát triển tổng thể của tổ chức. Kế hoạch đào tạo cung cấp các mục tiêu cụ thể và ngắn hạn, giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả ngay sau mỗi khóa học.
So sánh sự khác nhau giữa chiến lược đào tạo và kế hoạch đào tạo
Tiêu chí | Chiến lược đào tạo | Kế hoạch đào tạo |
Khái niệm | Định hướng dài hạn, tập trung vào tầm nhìn và mục tiêu phát triển nhân sự tổng thể của doanh nghiệp. | Các bước cụ thể để triển khai các hoạt động đào tạo nhằm đạt được mục tiêu ngắn hạn. |
Phạm vi | Rộng, bao trùm toàn bộ hệ thống đào tạo của doanh nghiệp. | Hẹp hơn, tập trung vào từng chương trình, khóa học cụ thể. |
Thời gian | Dài hạn (3-5 năm hoặc hơn). | Ngắn hạn (thường theo tháng, quý hoặc năm). |
Mục tiêu | Phát triển năng lực đội ngũ, xây dựng lộ trình nhân sự bền vững, đáp ứng mục tiêu chiến lược. | Giải quyết nhu cầu kỹ năng hiện tại và đảm bảo hoàn thành các chương trình đào tạo cụ thể. |
Tính linh hoạt | Ổn định, ít thay đổi trong ngắn hạn nhưng cần được rà soát và cập nhật định kỳ. | Linh hoạt, dễ điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu đào tạo đột xuất. |
Ví dụ | Chiến lược đào tạo: Phát triển đội ngũ quản lý cấp trung có đủ năng lực để thăng tiến lên cấp cao trong 5 năm tới. | Kế hoạch đào tạo: Tổ chức 3 khóa học kỹ năng lãnh đạo và kỹ năng ra quyết định trong năm 2025. |
Ngân sách | Dự trù ngân sách tổng thể cho hoạt động đào tạo trong nhiều năm. | Phân bổ ngân sách năm chi tiết cho từng khóa học và hoạt động đào tạo cụ thể. |
Nội dung | Xác định các năng lực cốt lõi cần phát triển và phương pháp đào tạo dài hạn. | Liệt kê các khóa học, thời gian tổ chức, đối tượng tham gia, người chịu trách nhiệm. |
Đánh giá hiệu quả | Đo lường tác động dài hạn của đào tạo đến mục tiêu chung của doanh nghiệp. | Đánh giá kết quả đào tạo ngay sau khi kết thúc khóa học: tỷ lệ hoàn thành, mức độ hài lòng, khả năng ứng dụng. |
Ví dụ về đánh giá | Chiến lược: Sau 3 năm, tỷ lệ nhân sự cấp trung đủ điều kiện thăng tiến lên quản lý cấp cao đạt 70%. | Kế hoạch: 90% học viên hoàn thành khóa đào tạo kỹ năng lãnh đạo trong quý 2/2024. |
Làm thế nào để tạo nên một chiến lược đào tạo hiệu quả?
Tất cả sẽ có tại chương trình lớn nhất năm 2025 do VMP tổ chức mang tên:
Training Lab – Strategic Training Alignment
Xây dựng chiến lược đào tạo năm 2025
Ngày diễn ra: 22/02/2025.
Địa điểm: Sân golf Tân Sơn Nhất, Số 6, Tân Sơn, Phường 12, Gò Vấp, Hồ Chí Minh.
Chi tiết chương trình và đăng ký: https://www.traininglab.vn/
Training Lab được triển khai bằng phương pháp Game-based Learning, bạn sẽ hóa thân thành “nhà khoa học”, đi tìm những “hợp chất” để tạo nên chiến lược đào tạo phù hợp với tổ chức. Cụ thể, bạn sẽ trải nghiệm 3 giai đoạn:
- 𝐓𝐞𝐬𝐭𝐢𝐧𝐠 – Khuyến khích sự đổi mới và sáng tạo trong cách tiếp cận đào tạo.
- 𝐀𝐝𝐣𝐮𝐬𝐭𝐢𝐧𝐠 – Điều chỉnh các phương pháp thử nghiệm phù hợp với doanh nghiệp.
- 𝐏𝐞𝐫𝐟𝐨𝐫𝐦𝐢𝐧𝐠 – Hoàn thiện và sẵn sàng triển khai chiến lược trong năm 2025
Còn chần chờ gì mà không đăng ký tham gia ngay cùng chúng tôi! Mọi chi tiết xin liên hệ 1800 6981 hoặc daotao@vmp.edu.vn.
Tạm kết về sự khác nhau giữa chiến lược đào tạo và kế hoạch đào tạo
Trên đây là sự khác nhau giữa chiến lược đào tạo và kế hoạch đào tạo. Tin rằng bài viết đã giúp bạn phân biệt rõ hai thuật ngữ này và có thêm thông tin để làm đào tạo tốt hơn. Để tạo chiến lược đào tạo phù hợp, hãy đăng ký tham dự Training Lab – Xây dựng chiến lược đào tạo năm 2025 ngay hôm nay!