NHƯ THẾ NÀO LÀ MỘT CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO HIỆU QUẢ?

 

chương trình đào tạo hiệu quả

Chương trình đào tạo hiệu quả không phải một khóa học! 

Đây là điều đầu tiên chúng ta cần thống nhất trước khi bắt đầu nội dung của bài viết này. Chương trình đào tạo là một quá trình từ trước khi bắt đầu cho đến lúc người tham dự có thể ứng dụng kỹ năng được học dễ dàng và hiệu quả vào công việc thực tế của họ. 

Vậy chương trình đào tạo hiệu quả là khi người tham gia có thể tự giải quyết vấn đề của họ ngay tại lớp cũng như có thể ứng dụng các kỹ năng này một cách dễ dàng và hiệu quả vào thực tế, mang lại giá trị cho doanh nghiệp.  

Tại bài viết, bạn sẽ được cung cấp 5 câu hỏi mà bất kỳ ai làm đào tạo nên trả lời trước khi triển khai chương trình giảng dạy. Đặc biệt, nội dung còn đề cập đến mô hình và 7 giai đoạn cần có của một chương trình đào tạo hiệu quả. 

Nội dung này được tổng hợp từ các nghiên cứu của Training Industry, Discovery Learning,… cũng như trải nghiệm thực tế của các chuyên gia VMP Academy xuyên suốt 15 năm triển khai đào tạo doanh nghiệp tại Việt Nam cũng như khu vực Đông Nam Á.

5 câu hỏi định hướng chương trình đào tạo hiệu quả

Như một kim chỉ nam, Discovery Learning đã đưa ra 5 câu hỏi chủ đạo giúp bạn xác định các mục tiêu để triển khai hiệu quả một chương trình đào tạo. Đồng thời đây cũng là cách để bạn tự đối chiếu với các trải nghiệm khi tham gia các khóa học trước đây. Từ đó, bạn sẽ tìm ra nguyên nhân “tại sao việc đào tạo chỉ tốn thời gian mà chưa mang lại giá trị cho người học”.

Câu hỏi số 1: Để chương trình đào tạo hiệu quả thì nội dung xoay quanh một vấn đề cụ thể và hướng dẫn người học phương pháp để giải quyết? 

Cụ thể, một chương trình đào tạo hiệu quả tốt nhất cần tập trung vào một vấn đề rõ ràng. Đặc biệt cung cấp cho người học từng bước thực hiện các phương pháp, kỹ năng và công cụ cần thiết để khắc phục.

Câu hỏi số 2: Người học có được đối chiếu những điều đang và sẽ học với hiểu biết sẵn có của họ? 

Giảng viên cần tạo cơ hội để người học tự đánh giá và xác định năng lực hiện tại trước khi học một kiến thức mới. Điều này không chỉ khiến người học “mở nắp chai” mà còn tạo ra một liên kết liền mạch, tránh việc nhiễu loạn thông tin khi đào tạo.

Câu hỏi số 3: Giảng viên có cung cấp đầy đủ hướng dẫn và làm mẫu từng bước cụ thể cho mỗi kỹ năng? 

Một chương trình đào tạo mang đến giá trị cho người học khi cung cấp chi tiết các ví dụ minh họa và làm mẫu trên mỗi bước khi thực hành. Điều này đảm bảo họ hiểu đúng về cách thực hiện và làm được ngay tại lớp.

Câu hỏi số 4: Buổi đào tạo có thời gian để người tham gia được thực hành và thử ứng dụng những gì vừa được học? 

Ngoài việc dành thời gian cho người học thực hành, giảng viên cần tạo cơ hội để họ thử xử lý tình huống giả định (dựa trên thực tế) để thấu hiểu sâu sắc những gì vừa học. Điều này giúp người tham gia dễ dàng sử dụng những gì đã học vào công việc.

Câu hỏi số 5: Người học có cơ hội chiêm nghiệm trên những gì đã học và đặc biệt, nghĩ về cách sẽ mang nó vào thực tế? 

Hiệu quả đào tạo được chứng minh thông qua khả năng ghi nhớ kiến thức và mong muốn áp dụng vào thực tế, trước khi người học thay đổi hành vi trong tương lai. Vì vậy, ngay tại lớp, họ cần hệ thống kiến thức đã học và đưa ra kế hoạch hành động cụ thể. 

Mô hình đào tạo độc quyền tại VMP Academy

Như đã chia sẻ, một chương trình đào tạo có giá trị khi giúp người tham gia có thể tự giải quyết được vấn đề của họ ngay tại lớp và áp dụng dễ dàng vào công việc thực tế. Để làm được điều này, giảng viên cần “đặt giá trị người học nhận được làm trung tâm” để điều hướng cho mọi hoạt động giảng dạy tại lớp. 

Tại VMP Academy, chúng tôi xây dựng công thức đào tạo hiệu quả mang tên Value Based Mindset. Cụ thể:

Value = Approach + Allocate + Activate. 

Cụ thể, xuyên suốt khóa học, chuyên gia VMP Academy luôn đảm bảo 3 khía cạnh: Phương pháp truyền tải phù hợp với từng đối tượng; Phân bổ thời gian hợp lý cho mỗi nội dung; Kích hoạt được tính ứng dụng của người học.

Để đánh giá một giảng viên có đang sử dụng phương pháp đào tạo hiệu quả, cần dựa trên giá trị mà doanh nghiệp mong muốn người học nhận được tại mỗi nội dung. Vì vậy, trước khi khóa học diễn ra, bạn cần trao đổi thật rõ ràng cùng chuyên gia đào tạo về cách thức họ sẽ thực hiện tại mỗi nội dung giảng dạy. 

7 giai đoạn của một buổi đào tạo hiệu quả

Một chương trình đào tạo hiệu quả cần trải qua 7 giai đoạn, bắt đầu từ việc giúp học viên tập trung, tìm ra vấn đề, cho đến khi họ có thể tự giải quyết và suy nghĩ cách để ứng dụng những gì đã học vào thực tế. Điều này không chỉ tăng cường khả năng tiếp thu kiến thức mà còn tạo ra một trải nghiệm học tập đáng nhớ. Dưới đây là mô tả cho mỗi giai đoạn:

Giai đoạn 1 – Thu hút chú ý: Đầu tiên, bạn cần thu hút sự chú ý của người học. Sử dụng các phương pháp hấp dẫn như câu chuyện, hình ảnh hoặc video để kích thích sự tò mò và quan tâm của họ.

Giai đoạn 2 – Xác định vấn đề: Sau khi thu hút sự chú ý, hãy giúp người học nhận biết vấn đề hoặc mục tiêu mà buổi đào tạo hướng đến có liên quan đến họ. Điều này giúp họ thấy rằng chương trình đào tạo thật sự giá trị và có ứng dụng thực tế. Đây cũng là lúc để họ tự đối chiếu trên những gì đã biết, hay từng làm ở quá khứ để sẵn sàng điều chỉnh dựa trên những điều sẽ được hướng dẫn. 

Giai đoạn 3 – Dẫn dắt và làm mẫu: Dùng ví dụ hay làm mẫu cho người học để giải thích và minh họa những kỹ năng đang đào tạo. Việc dẫn dắt thông qua các hoạt động làm mẫu giúp tạo ra một môi trường học tập chủ động, giúp người học hào hứng và dễ dàng hiểu rõ cách thức thực hiện.

Giai đoạn 4 – Thực hành và Ứng dụng: Liên tục tạo ra các hoạt động thực hành và ứng dụng kỹ năng đã học vào các tình huống giả định. Việc này giúp người tham dự có hội luyện tập, rèn luyện để phát triển thành năng lực.  

Giai đoạn 5 – Phản hồi và điều chỉnh: Cung cấp phản hồi tích cực đúng lúc để người học hiểu được nhiều khía cạnh khác nhau cũng những điểm cần cải thiện. Điều chỉnh và phản hồi không chỉ là nhiệm vụ của giảng viên, mà còn là hoạt động mà người học khác cũng cần tham gia. Học hỏi trên những sai lầm của người khác là một cách học hiệu quả. 

Giai đoạn 6 – Đánh giá hiệu suất: đo lường sự tiến bộ của người học. Sử dụng các phương pháp đánh giá phù hợp để đảm bảo rằng mục tiêu đã đạt được cũng như vấn đề cần cải thiện. Bạn có thể tham khảo Bảng 39 tiêu chí đánh giá giảng viên nội bộ do VMP Academy đã thực hiện dành cho doanh nghiệp. 

Giai đoạn 7 – Hệ thống và chuyển giao: Cuối cùng, hãy tạo ra các hoạt động để người học có thể hệ thống kiến thức. Đặc biệt, để chương trình đào tạo thật sự mang lại giá trị, người học cần dành thời gian xem xét cách áp dụng kỹ năng vào công việc. Tạo ra các tài liệu tham khảo hoặc hỗ trợ để họ có thể tiếp tục học và áp dụng sau đào tạo. Tham khảo mẫu kế hoạch hành động sau đào tạo ACT.  

Tóm lại, chương trình đào tạo hiệu quả sẽ luôn lấy giá trị người học nhận được làm trung tâm. Vì thế, bạn cần xác định chính xác mục đích và mục tiêu của mỗi nội dung giảng dạy mà doanh nghiệp cũng như người học mong muốn nhận được để đưa ra phương án phù hợp. 

Bạn có thể tùy chỉnh dựa trên bối cảnh của doanh nghiệp để có thể chỉnh linh hoạt các nội dung được chia sẻ bên trên. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo chương trình Đào tạo Giảng viên nội bộ số Đông Nam Á | Train The Trainer 3+ và Nhà Quản lý Đào tạo Tiên phong | Training Manager FX để hiểu sâu cũng như triển khai hiệu quả tại doanh nghiệp. 

Chúc bạn ứng dụng thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site uses cookies to offer you a better browsing experience. By browsing this website, you agree to our use of cookies.