Overthinking – Căn bệnh mãn tính của quản lý

Overthinking là một trong những nguyên nhân khiến bạn quay cuồng trong công việc, stress và gây áp lực đến người xung quanh. Đặc biệt, khi càng giữ vị trí cao, đảm nhận nhiều trách nhiệm, nhà quản lý lại càng dễ mắc kẹt trong suy nghĩ của bản thân, từ đó bỏ lỡ nhiều cơ hội thăng tiến.

Nắm bắt được vấn đề nhức nhối này, Tips for Leader sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về khái niệm Overthinking cũng như cách khắc phục hiệu quả.

Bài viết này thuộc Tips For Leader 

Chuỗi bài viết giúp bạn lái con tàu “VƯỢT CẠN”

[maxbutton id=”4″ url=”https://vmptraining.com/category/tips-for-leader/” text=”KHÁM PHÁ” ] [maxbutton id=”5″ text=”Follow” ]

Biểu hiện của một overthinker.

Overthinking được hiểu là tình trạng suy nghĩ nhiều, vượt quá giới hạn cho phép của não bộ. Nó sẽ khiến con người liên tục rơi vào trạng thái tiêu cực và cảm thấy không hài lòng với cuộc sống, công việc.

Đứng ở vai trò của một nhà quản lý, overthinking có thể khiến bạn dành quá nhiều thời gian để phân tích, đánh giá và suy nghĩ về từng chi tiết nhỏ. Sự không chắc chắn và hoài nghi liên tục sẽ cản trở khả năng đưa ra quyết định rõ ràng. Hơn nữa, một nhà quản lý overthinker cũng có thể tạo ra một môi trường làm việc thiếu linh hoạt, căng thẳng, làm giảm sự sáng tạo của nhân viên.

Dưới đây là một số biểu hiện cho thấy nhà quản lý đang overthinking.

  • Không yên tâm khi giao việc cho nhân viên
  • Thổi phồng vấn đề, lo lắng về những điều tồi tệ nhất
  • Liên tục lập kế hoạch hoặc dành thời gian để suy nghĩ, nhưng không hành động
  • Ám ảnh với sự hoàn hảo
  • Ra quyết định chậm chạp, đắn đo nhiều khía cạnh.

Nguyên nhân dẫn đến Overthinking.

Với vai trò là một nhà quản lý, ra quyết định và giải quyết vấn đề là những kỹ năng thiết yếu. Mọi người đều mong muốn tìm ra một giải pháp hoàn hảo nhất, nhưng đây cũng là nguyên nhân chính khiến bạn mắc kẹt mãi trong suy nghĩ của bản thân. Hãy nhớ rằng, sự khác biệt chính giữa suy nghĩ quá mức và giải quyết vấn đề nằm ở tác động của chúng đến những người liên quan. 

Việc liên tục tiếp thu thông tin đa dạng cũng khiến não bộ làm việc vượt quá khả năng xử lý, từ đó dẫn đến tình trạng cảm xúc và tâm trạng của chúng ta trở nên nhạy cảm hơn. Ngoài ra, còn một số nguyên nhân chủ yếu khác, ví dụ như: áp lực, stress, hoài nghi, thiếu tự tin, suy nghĩ về quá khứ, lo lắng về tương lai, tự đặt kỳ vọng cao,…

5 bước giúp nhà quản lý “làm chủ” overthinking.

Bước 1: Khi cảm thấy áp lực, hãy dành thời gian lắng nghe bản thân, từ đó nhận ra các dấu hiệu overthinking. Đừng vội vàng tìm giải pháp, vì nó sẽ khiến bạn đắm chìm vào dòng suy nghĩ.

Bước 2: Phân tích các nguyên nhân, bạn có thể đặt các câu hỏi để tìm ra lý do của việc suy nghĩ quá mức. Ví dụ như: Tại sao tôi lại có xu hướng suy nghĩ nhiều? Tôi có đang đặt quá nhiều áp lực lên bản thân không?

Bước 3: Đối mặt với suy nghĩ tiêu cực. Nhà quản lý cần nhận thức rằng những lo lắng của bạn cũng chỉ là giả thuyết và có thể không phản ánh đúng hiện thực. Nếu cần, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người xung quanh như đồng nghiệp, cấp trên hoặc những chuyên gia trong lĩnh vực tâm lý để có góc nhìn khách quan.

Bước 4: Đánh lạc hướng bản thân bằng các hoạt động giải trí như đọc sách, nghe nhạc, thể thao,… Ngoài ra, bạn cũng có thể tham gia vào các hoạt động có tính tương tác cao với bạn bè, đồng nghiệp.

Bước 5: Phát triển bản thân. Nhà quản lý có thể nâng cao sự tự tin và khả năng giải quyết vấn đề bằng cách phát triển bản thân thông qua việc học hỏi, rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian và cách dẫn dắt đội nhóm hiệu quả. Điều này giúp tăng cường sự tự tin và giảm áp lực trong công việc.

5 thói quen giúp bạn khắc phục Overthinking

Viết nhật ký và tạo lịch trình để khắc phục overthinking
  1. Tạo lịch trình và ưu tiên công việc: Hãy lập kế hoạch hành động rõ ràng, điều này sẽ giúp bạn giảm bớt suy nghĩ không cần thiết về sự kiện việc đã hoặc sắp xảy ra. Bên cạnh đó, nhà quản lý cũng cần xác định mức độ ưu tiên dựa trên Ma trận First Thing First – phân loại công việc theo 04 nhóm chính: làm ngay, việc uỷ thác, cần lập kế hoạch, loại bỏ.
  2. Nhận diện cảm xúc thông qua việc viết nhật ký: Khi viết nhật ký, chúng ta có thể tự do diễn đạt những suy nghĩ, cảm xúc một cách chân thành và không bị gò bó. Việc lựa chọn ngôn từ và cách diễn đạt cũng có thể giúp nhà quản lý rèn luyện khả năng giao tiếp hiệu quả với mọi người, đặc biệt là nhân viên của bạn.
  3. Tăng cường hoạt động thể chất và sức khỏe tinh thần: Sự vận động, chăm sóc cơ thể sẽ giúp giảm suy nghĩ quá mức và cải thiện tâm trạng. Nhà quản lý có thể tham khảo các hoạt động như: tập thể dục, thiền, yoga.
  4. Học cách chia sẻ và lắng nghe: Khi gặp bế tắc trong việc giải quyết vấn đề, bạn có thể tìm kiếm giải pháp từ nhân viên của mình. Brainstorming sẽ là phương pháp hiệu quả nhất, giúp bạn thu thập nhanh chóng ý tưởng sáng tạo của đội nhóm. Ngoài ra, mô hình LACE cũng sẽ giúp nhà quản lý lắng nghe ý kiến một cách tích cực và hiệu quả.
  5. Xây dựng mạng lưới hỗ trợ: Đào tạo nhân viênhuấn luyện sẽ là cách khắc phục overthinking bền vững nhất. Vì khi nhân viên đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ, nhà quản lý sẽ tự tin trao quyền và giảm tải áp lực của bản thân. Đây cũng là cách để giữ chân nhân tài hiệu quả.

Tạm kết

Trên đây là những thông tin và cách khắc phục overthinking, được tổng hợp bởi hội đồng chuyên gia tại VMP Academy. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo các khóa đào tạo quản lý, nhằm nâng cao kỹ năng và rèn luyện hiệu quả.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *