04 Gợi Ý Giúp L&D Cải Tiến Hoạt Động Follow-Up Sau Đào Tạo

04 Gợi Ý Giúp L&D Cải Tiến Hoạt Động Follow-Up Sau Đào Tạo

Cải tiến hoạt động Follow-up sau đào tạo là một quá trình quan trọng đối với bộ phận L&D. Vì việc này sẽ giúp tối ưu thời gian cũng như tài nguyên của doanh nghiệp. Đồng thời, đảm bảo rằng hoạt động đào tạo luôn đạt được hiệu quả và giá trị cao nhất.

Và bài viết này sẽ cung cấp 04 gợi ý giúp bạn cải tiến hoạt động Follow-up sau đào tạo hiệu. Cùng tham khảo nhé!

Bài viết thuộc dự án kỷ niệm 15 năm thành lập VMP Academy – “Năm, Mười, Mười Lăm… Trốn tìm”

Xây dựng kế hoạch hành động cá nhân – ACT

ACT là một trong nhiều phương pháp hiệu quả, để giúp người học lập kế hoạch vận dụng kiến thức vào công việc thực tế

Gợi ý đầu tiên, bộ phận L&D nên cải tiến hoạt động follow-up sau đào tạo bằng cách xây dựng kế hoạch hành động cho từng học viên. Vì phương pháp này sẽ giúp tạo mối liên kết chặt chẽ giữa kiến thức và công việc hàng ngày của học viên. Và đảm bảo rằng kiến thức từ khóa đào tạo không chỉ là lý thuyết mà còn có thể áp dụng được.

Và ACT là một trong nhiều phương pháp hiệu quả, để giúp người học lập kế hoạch vận dụng kiến thức vào công việc thực tế:

  • Apply: Đồng ý và áp dụng những kiến thức được cho là phù hợp
  • Change: Đưa ra điều chỉnh dựa trên nền kiến thức được cung cấp
  • Teach back: Chia sẻ, dạy lại để để thành thạo

Nhận ngay mẫu kế hoạch hành động ACT tại: https://vmptraining.com/mau-ke-hoach-hanh-dong-kich-hoat-hoc-vien-ung-dung-sau-dao-tao/

Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi sự phán đoán và khả năng phân tích cao tình huống tốt. Đồng thời, người học cần sự hỗ trợ và phản hồi từ người hướng dẫn trực tiếp để có thể áp dụng kiến thức một cách hiệu quả.

Tạo điều kiện cho học viên tham gia dự án thực tế

Tiếp theo, bằng cách cho học viên tham gia vào các dự án thực tế để họ áp dụng những kiến thức và kỹ năng từ khóa đào tạo. Hoạt động này sẽ giúp họ hiểu hơn về các khía cạnh thực tế khác của công việc. Cũng như cách vận dụng kiến thức vào môi trường làm việc sao cho hiệu quả.

Để thực hiện phương pháp này hiệu quả, đầu tiên cần chọn ra vài dự án thực tế liên quan đến nội dung đào tạo và có thể áp dụng kiến thức đã học. Tiếp theo, lập kế hoạch chi tiết cho dự án bao gồm mục tiêu, phạm vi, tài nguyên,… Kế đến, để học viên tham gia dự án theo kế hoạch. Cuối cùng, hãy đánh giá tiến độ và cung cấp phản hồi định kỳ.

Tuy vậy, cải tiến hoạt động follow-up với phương pháp này sẽ tiêu tốn phần lớn thời gian và tài nguyên của tổ chức. Đồng thời cũng đòi hỏi người học phải có khả năng trong việc quản lý hiệu suất dự án.

Xây dựng môi trường chia sẻ kinh nghiệm

Gợi ý kế đến là xây dựng môi trường để cho học viên có cơ hội chia sẻ những kinh nghiệm thực tế của họ. Giúp họ thấy rõ hơn cách mà các học viên khác áp dụng kiến thức vào công việc. Ngoài ra, học viên sẽ lưu trữ kiến thức lên đến 90% khi chia sẻ hoặc dạy lại cho người khác.

Tham khảo chi tiết phương pháp học tập Teach Back tại: https://vmptraining.com/phuong-phap-teach-back-hoc-thong-qua-day-lai/

Bộ phận L&D có xây dựng môi trường để học viên chia sẻ kinh nghiệm khi vận dụng các kiến thức sau đào tạo như sau: diễn đàn trực tuyến, mạng xã hội nội bộ, các buổi “teach back”, cuộc họp nhóm định kỳ,…

Tuy nhiên, cải tiến hoạt động follow-up sau đào tạo bằng cách xây dựng môi trường chia sẻ kinh nghiệm là một thách thức lớn đối với bộ phận L&D. Vì nếu học viên là các cấp quản lý, thì họ thường gặp trở ngại lớn về mặt thời gian, cũng như e ngại khi chia sẻ những điều có thể bị người khác đánh giá,…

Đánh giá hiệu quả thông qua tác động thực tế

Gợi ý cuối cùng để cải tiến hoạt động follow-up sau đào tạo chính là đo lường tác động thực tế của chương trình đào tạo. Bằng việc xem xét tính áp dụng của kiến thức và kỹ năng đã học vào công việc thực tế. Bộ phận L&D có thể xác định giá trị thực sự của khóa đào tạo đối với tổ chức và người học.

Phương pháp này được thực hiện như sau:

Thứ nhất: Xác định các chỉ số mà bạn sẽ sử dụng để đo lường tác động thực tế, ví dụ như: nâng cao hiệu suất làm việc, giảm thiểu khiếu nại,…

Thứ hai: Theo dõi và thu thập dữ liệu liên quan đến chỉ số tác động.

Thứ ba: So sánh dữ liệu ở trạng thái trước và sau khóa đào theo chu kỳ.

Thứ tư: Tương tác với người học xem xét cách họ cảm nhận sự thay đổi sau khóa đào tạo.

Thứ năm: Dựa trên dữ liệu thu thập được, tiến hành đánh giá tác động thực tế của khóa đào tạo để điều chỉnh nội dung, phương pháp, hoặc mục tiêu nếu cần.

Tổng kết 04 gợi ý giúp cải tiến hoạt động follow-up sau đào tạo

Tóm lại, bài viết trên đã gợi ý cho bạn 04 cách để cải tiến hoạt động follow-up sau đào tạo. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn còn gặp khó khăn khi triển khai hoạt động này đối với các cấp quản lý.

Hay chưa biết cách nâng cao khả năng sáng tạo trong việc triển khai hoạt động follow-up sau đào tạo và lôi kéo sự tham gia của học viên là cấp quản lý.

Thì hãy cùng chúng tôi tìm ra câu trả lời tại sự kiện miễn phí Cafe and Learn tháng 09 với chủ đề:

Innovation Skills

Đổi mới hoạt động Follow-Up dành cho quản lý

Đăng ký sự kiện miễn phí tại đây: 

Hà Nội: https://vmptraining.com/ha-noi-cafe-learn-thang-9-innovation-skills/

Hồ Chí Minh: https://vmptraining.com/hcm-cafe-learn-thang-9-innovation-skills/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site uses cookies to offer you a better browsing experience. By browsing this website, you agree to our use of cookies.