Bạn là một giảng viên có tâm – có tầm. Bạn mong muốn rèn luyện kỹ năng trả lời câu hỏi khó từ học viên để trở nên chuyên nghiệp trong mắt người tham dự. Bài viết Tips For Trainer tuần này VMP Academy chia sẻ đến bạn bí quyết để trả lời những câu hỏi “hóc búa” từ người tham gia. Cùng nhau khám phá bài viết bên dưới nhé!
Bài viết thuộc: Tips For Trainer
Chuỗi bài viết giúp bạn “thao túng tâm lý” học viên KHÁM PHÁ FOLLOW |
Những dạng câu hỏi thường gặp
Đầu tiên, câu hỏi thử thách là dạng câu hỏi khó giảng viên thường hay gặp phải trong quá trình đứng lớp đào tạo. Đây là các câu hỏi mang tính thử thách cao, thường liên quan đến vấn đề phức tạp hoặc khó giải quyết. Tiếp theo là dạng đối chất, đây là các câu hỏi khó khăn mà học viên thường đặt ra để lập luận ý kiến với giảng viên. Giảng viên cần phải chứng minh và bảo vệ quan điểm của mình trước lớp học.
Ngoài ra, có những học viên đặt câu hỏi không chỉ để biết thông tin mà có ý định xem trình độ của giảng viên. Câu hỏi đố là một ví dụ, mục đích là để thử thách khả năng suy luận và tư duy logic của giảng viên. Và thứ hai là câu hỏi liên quan đến trường hợp thực tế, yêu cầu giảng viên giải quyết các vấn đề phức tạp và khó khăn trong một tình huống chuyên môn.
3 kỹ năng trả lời câu hỏi thông minh
Rất nhiều giảng viên khi bắt gặp câu hỏi bên trên sẽ rất dễ căng thẳng và từ đó bị đánh giá thiếu chuyên nghiệp trong mắt học viên. Để trả lời những câu hỏi khó bước đầu tiên giảng viên cần giữ bình tĩnh lắng nghe trước nội dung mà học viên muốn được giải đáp. Lúc này giảng viên phải thật sự lắng nghe chủ động để không nhìn ra sự mất bình tĩnh của bạn. Bạn có thể áp dụng 6 bí quyết lắng nghe chủ động từ VMP Academy.
Sau khi lắng nghe, bước 2 bạn cần lặp lại câu hỏi của học viên để đảm bảo bạn đang hiểu đúng. Việc này cũng giúp bạn tăng thêm tương tác trong quá trình mà học viên chia sẻ.
Cuối cùng, bạn hãy tìm cách trả lời câu trả lời một cách rõ ràng và sáng tạo. Sử dụng các ý tưởng của bạn và các thông tin đã tìm kiếm để đưa ra câu trả lời thuyết phục và đầy đủ. Hãy chú ý đến cách bạn trình bày câu trả lời của mình, sử dụng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu và logic để giải thích các ý tưởng một cách rõ ràng.
Những mẹo hay khi trả lời câu hỏi
Ngoài ra giảng viên cũng có để dùng vài phương pháp sau để trả lời hiệu quả hơn, gặp câu hỏi nào biết rõ thì có thể trả lời ngắn gọn. Hoặc sử dụng phương pháp bóng chuyền để đưa câu hỏi sang cho người có kinh nghiệm, bằng cách: “Ai trong số các bạn đã gặp vấn đề tương tự như bạn A? Vậy bạn đã giải quyết như thế nào?”.
Phương pháp bóng bàn cũng được sử dụng để giải quyết những vấn đề hóc búa một cách hiệu quả và tự nhiên. Cụ thể, giảng viên có thể hỏi học viên: “Ai trong số các bạn có cùng quan tâm đến câu hỏi này thì giơ tay… Tôi thấy có rất nhiều anh chị cũng quan tâm đến vấn đề này, vậy bây giờ mình sẽ chia nhóm để cùng thảo luận tìm ra câu trả lời”. Sau khi bàn luận, giảng viên cần để học viên đưa ra ý kiến, bạn sẽ là người đúc kết.
Lưu ý quan trọng giảng viên cần phải quan tâm là đặt phạm vi về thời gian và chủ đề cho cuộc Q&A. Nhằm để học viên không hỏi lan man sang những chủ đề ngoài lề và giúp bạn quản lý thời gian đào tạo được tốt hơn. Nếu như học viên hỏi quá thời gian bạn có thể chỉ ra bằng cách: “Như đã nói ban đầu, hoạt động Q&A chỉ diễn ra trong 20 phút, bây giờ đã hết thời gian, tôi sẽ trả lời câu hỏi của bạn vào cuối giờ”. Bạn có thể tham khảo cách triển khai hoạt động Q&A từ VMP Academy.
Tạm kết về 3 kỹ năng trả lời câu hỏi “hóc búa”
Có nhiều cách để rèn luyện kỹ năng trả lời câu hỏi khó từ học viên, chúng ta chỉ cần linh hoạt để đưa ra cách giải quyết hợp lý nhất. Hy vọng bài viết này đã gửi đến bạn những giá trị giúp ích cho công việc đào tạo của mình.
Bài viết thuộc Tips For Trainer – chuỗi bài viết giúp bạn “thao túng tâm lý” học viên. Hãy follow VMP Training để cập nhật thêm các bài viết mới nhất về chủ đề này nhé!