Phương pháp học tập theo ngữ cảnh Situated learning

Situated Learning là phương pháp học tập theo ngữ cảnh.

Học tập theo ngữ cảnh – Situated learning là một phương pháp học tập hiệu quả đã được nhiều cá nhân áp dụng và thành công. Cụ thể phương pháp này nói về điều gì? Nó được xây dựng dựa trên lý thuyết nào? Cách áp dụng phương pháp học tập theo ngữ cảnh là gì? Cùng nhau khám phá tại bài viết này nhé! Nội dung thuộc Tips for learner – bí quyết để việc học dễ như ăn bánh

Học tập theo ngữ cảnh Situated learning là gì?

Học tập theo ngữ cảnh – Situated Learning là phương pháp học tập đề cao tính thực tiễn, gắn liền kiến thức với các tình huống cụ thể trong thực tế. Thay vì học lý thuyết suông, học viên sẽ được tham gia vào các hoạt động thực tế, tương tác trực tiếp với môi trường học tập để từ đó lĩnh hội kiến thức một cách tự nhiên và hiệu quả hơn.

Phương pháp học tập này xuất hiện từ những năm 1980, dựa trên nền tảng của nhiều lý thuyết giáo dục, bao gồm:

Lý thuyết nhận thức (Cognitivism): Nhấn mạnh vai trò của quá trình nhận thức trong việc học tập. Theo đó, kiến thức được tiếp thu thông qua các hoạt động như giải quyết vấn đề, phân tích, tổng hợp thông tin,…

Lý thuyết kiến tạo (Constructivism): Cho rằng học viên tự xây dựng kiến thức của mình thông qua tương tác với môi trường xung quanh.

Lý thuyết học tập xã hội (Social Learning Theory): Nhấn mạnh tầm quan trọng của môi trường xã hội trong việc học tập. Học viên học hỏi thông qua quan sát và tương tác với những người khác.

Các thuyết trên đều liên quan đến lý thuyết học tập dành cho người trưởng thành – Adult Learning Theory (ALT).

Phương pháp Situated learning được phát triển bởi ai?

Ai là người đã phát triển phương pháp Situated Learning?
Ai là người đã phát triển phương pháp Situated Learning?

Dưới đây là một số nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất đến sự hình thành và phát triển của phương pháp học tập theo ngữ cảnh – Situated learning. 

Lev Vygotsky (1896-1934): Ông là nhà tâm lý học người Nga, người đề xuất lý thuyết về vai trò của ngữ cảnh và tương tác xã hội trong học tập. Theo Vygotsky, tri thức được xây dựng thông qua tương tác và học tập từ những người khác, đặc biệt là những người có kinh nghiệm và hiểu biết hơn.

John Dewey (1859-1952): Ông là nhà triết học và nhà giáo dục người Mỹ, người ủng hộ mô hình học tập dựa trên kinh nghiệm và thực tiễn. Theo Dewey, học tập phải gắn liền với cuộc sống và giải quyết các vấn đề thực tế.

Jean Lave và Etienne Wenger: Hai nhà nghiên cứu người Mỹ. Họ đã phát triển khái niệm “cộng đồng thực hành” (Community of Practice). Theo đó, học viên học tập hiệu quả nhất khi tham gia vào các cộng đồng nơi họ có thể chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm với nhau.

5 bước áp dụng phương pháp học tập theo ngữ cảnh Situated Learning

5 bước áp dụng phương pháp học theo ngữ cảnh.
5 bước áp dụng phương pháp học theo ngữ cảnh.

1. Xác định mục tiêu học tập và chọn ngữ cảnh thực tế

Việc đầu tiên là xác định rõ ràng mục tiêu học tập của bạn. Bạn muốn học gì? Kiến thức này sẽ giúp bạn trong công việc hay cuộc sống như thế nào? Kiến thức này bạn sẽ áp dụng vào ngữ cảnh nào? Khi bạn có mục tiêu rõ ràng, bạn sẽ dễ dàng lựa chọn phương pháp học tập phù hợp và tìm kiếm các nguồn tài liệu hữu ích.

Bạn có thể áp dụng SMART để lập mục tiêu học tập thông minh. Ví dụ: Bạn đang muốn học kỹ năng dẫn giảng để có thể đứng lớp đào tạo nội bộ trong doanh nghiệp của mình. Mục tiêu của bạn là thuần thục các bước dẫn giảng Oscar sau 3 tháng học tập và áp dụng. 

2. Chia nhỏ mục tiêu

Sau khi đã có mục tiêu, hãy chia nhỏ công việc chính thành các bước cụ thể và dễ thực hiện. Ở bước này, bạn có thể sử dụng biểu đồ xương cá Ishikawa để hỗ trợ. Ví dụ, các bước để dẫn giảng bao gồm:

  1. Mở đầu ấn tượng với câu chuyện hoặc số liệu.
  2. Trình bày nội dung logic và dễ hiểu.
  3. Kêu gọi học viên suy nghĩ, thảo luận, đưa ra hành động trong lớp
  4. Giải đáp thắc mắc của học viên.
  5. Kết thúc ấn tượng, tóm tắt nội dung cần nhớ, cảm ơn các thành phần tham dự.

3. Xác định kiến thức và kỹ năng cần thiết

Ở bước này, bạn liệt kê kiến thức và kỹ năng cần có để hoàn thành từng bước của nhiệm vụ. Tiếp nối ví dụ 5 bước dẫn giảng trên, bạn cần có các kỹ năng tương ứng sau:

  1. Kỹ năng dùng số liệu, kể chuyện truyền cảm.
  2. Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ nói, giọng điệu và hình thể để truyền tải nội dung.
  3. Kỹ năng truyền cảm hứng, khơi gợi hành động đến người nghe.
  4. Kỹ năng trả lời câu hỏi, giải đáp thắc mắc.
  5. Kỹ năng tóm tắt nội dung, nói lời cảm ơn và kết thúc đúng giờ.

4. Thiết kế hoạt động học tập

Dựa vào bước 3, bạn đưa ra các hoạt động học tập để luyện tập kỹ năng tương ứng. Ví dụ:

  1. Tìm kiếm số liệu hoặc câu chuyện liên quan đến chủ để dẫn giảng. Sau đó luyện tập trước gương để trình bày nội dung này. 
  2. Chuẩn bị nội dung giảng dạy. Luyện tập dẫn giảng nội dung với mô hình 7:38:55
  3. Soạn sẵn một số câu call to action và thực tập tại nhà. 
  4. Liệt kê một số câu hỏi có thể gặp trong lớp, chuẩn bị sẵn câu trả lời và luyện tập trước gương. 
  5. Liệt kê những nội dung chính bạn cần học viên nhớ, luyện tập tóm tắt và nói lời cảm ơn trong một khoảng thời gian nhất định (khoảng 30 phút).

5. Thực hiện và điều chỉnh

Cuối cùng, bạn tiến hành thực hiện các hoạt động đã liệt kê ở bước 4, sau đó tự đánh giá hiệu quả và đưa ra điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh. Mục tiêu ban đầu của bạn là có thể thuần thục kỹ năng dẫn giảng sau 3 tháng và đứng lớp đào tạo tại doanh nghiệp. Sau thời gian tự học theo ngữ cảnh – Situated learning, bạn thực hiện đào tạo thật trên công ty. 

Sau khóa đào tạo, hãy làm khảo sát sau khóa học để ghi nhận ý kiến từ phía người học. Dựa vào kết quả này bạn đưa ra đề xuất điều chỉnh phù hợp và đặt mục tiêu mới, lặp lại từ bước 1. 

Tạm kết về học tập theo ngữ cảnh – Situated learning

Học tập theo ngữ cảnh – Situated learning là một phương pháp học tập hiệu quả, giúp người trưởng thành ghi nhớ kiến thức lâu dài, phát triển tư duy và kỹ năng thực hành. Áp dụng situated learning một cách sáng tạo sẽ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và đạt được thành công trong công việc. Tin rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp thú vị này và có thêm ý tưởng để học tập tốt hơn.

Nội dung thuộc Tips for learner – Bí quyết để việc học dễ như ăn bánh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site uses cookies to offer you a better browsing experience. By browsing this website, you agree to our use of cookies.