Bạn có bao giờ nghe đến khái niệm UX – User Experience (trải nghiệm người dùng) và UI – User Interface (giao diện người dùng)? Bạn có từng nghĩ mình sẽ áp dụng khái niệm này vào tư duy thiết kế bài giảng trong các khóa đào tạo?
Tại bài viết Tips For Trainer tuần này, VMP Academy sẽ giúp bạn áp dụng khái niệm này vào thiết kế một bài giảng nhằm tạo trải nghiệm học tập tốt hơn.
Bài viết thuộc: Tips For Trainer Chuỗi bài viết giúp bạn “thao túng tâm lý” học viên [maxbutton id=”4″ url=”https://vmptraining.com/category/tips-for-trainer/” text=”KHÁM PHÁ” ] [maxbutton id=”12″ url=”#” text=”FOLLOW” ] |
Nguyên lý UX/UI trong giảng dạy là gì?
UX là viết tắt của từ User Experience có nghĩa là trải nghiệm người dùng. Nó bao gồm tất cả các khía cạnh tương tác của người dùng với sản phẩm đó thông qua cảm xúc, ý kiến và hành vi. Trong ngữ cảnh giảng dạy, UX đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một môi trường học tập tích cực, dễ tiếp thu và gây hứng thú cho học viên.
UI là viết tắt của từ User Interface có nghĩa là giao diện người dùng. Trong ngữ cảnh giảng dạy, UI đóng vai trò là yếu tố truyền tải thông điệp, nội dung của khóa học đến với học viên. UI giúp đảm bảo rằng nội dung khóa học sắp xếp logic, đáp ứng đúng nhu cầu và vấn đề học viên đang gặp phải.
Tóm lại, tư duy thiết bài giảng dựa vào nguyên lý UX/UI hiệu quả nhất khi bạn đáp ứng đủ hai tiêu chí sau: nội dung bài giảng đúng nhu cầu, tối ưu hóa trải nghiệm của học viên trong khóa đào tạo.
Thiết kế nội dung bài giảng đúng nhu cầu
Problem solving trong tư duy thiết kế là phương pháp giúp giảng viên xây dựng nội dung bài giảng đúng nhu cầu của người học. Đòi hỏi giảng viên cần phân tích, khảo sát nhu cầu của học viên khi đến khóa đào tạo. Từ đó bạn đưa ra nội dung sẽ giảng là gì để đáp ứng nhu cầu học viên? Bạn muốn người nghe hiểu và nhớ lại thông tin gì sau khi kết thúc bài giảng?
Khi đã xác định được nhu cầu, để thiết kế tài liệu đào tạo hấp dẫn, giảng viên có thể đưa vào các vấn đề thực tế của người học làm ví dụ. Nội dung đào tạo được thiết kế phải sắp xếp từ dễ đến khó và phân bổ thời gian theo thứ tự ưu tiên. Mỗi nội dung phải có phương pháp đào tạo đặc trưng và thông điệp, mục đích rõ ràng.
Tối ưu hóa trải nghiệm học tập
Học viên có được trải nghiệm tối ưu hóa nhất khi họ tham gia vào khóa đào tạo với một tâm thế thoải mái, sáng tạo và tương tác thường xuyên. Chính vì vậy, giảng viên cần chọn hình ảnh có màu sắc tươi sáng để minh họa nhằm đem đến cảm giác sảng khoái và hứng thú cho người học. Ngoài ra, bạn có thể thiết kế trải nghiệm học tập bằng cách sử dụng: hình ảnh, biểu đồ, video và bộ nhạc training để lớp học trở nên thú vị hơn.
Hơn thế nữa, giảng viên có thể sử dụng các hoạt động để tương tác với học viên, nhằm tạo ra trải nghiệm học tập đa phương tiện như: trò chơi trong đào tạo, thưởng điểm, hệ thống đánh giá hoặc các hoạt động nhóm để kích thích sự tham gia và cạnh tranh trong quá trình học tập. Sau cùng, người đào tạo nên xây dựng cộng đồng học tập nhằm khuyến khích học viên trao đổi kiến thức và kinh nghiệm.
Đánh giá bài giảng dựa trên phản hồi người dùng
Khóa đào tạo của bạn sẽ không mang lại trải nghiệm tốt nhất nếu không quan tâm đến phản hồi và đánh giá từ học viên. Đánh giá bài giảng dựa trên phản hồi người dùng giúp chúng ta cải thiện chất lượng và hiệu quả của quá trình giảng dạy.
Bạn có thể thu thập phản hồi của người dùng bằng cách khảo sát sau khóa học, tạo phiếu đánh giá để học viên nêu ra cảm xúc và đề xuất cải tiến. Hoặc giảng viên có thể tương tác trực tiếp với học viên để thu thập ý kiến. Ngoài ra, bạn còn có thể sử dụng email hoặc hội thoại trực tiếp để ghi nhận các vấn đề mà học viên gặp phải. Xây dựng và theo dõi kế hoạch áp dụng sau đào tạo cũng là cách để đánh giá hiệu quả khóa học.
Tạm kết về tư duy thiết kế bài giảng dựa vào UX/UI
Bên trên là toàn bộ nội dung liên quan đến tư duy thiết kế bài giảng dựa trên nguyên lý UX/UI. Tin rằng, nội dung này sẽ giúp bạn thay đổi được tư duy thiết kế (design thinking) và tạo ra trải nghiệm học tập hiệu quả hơn cho học viên trong tương lai.
Nội dung thuộc Tips For Trainer, chuỗi bài viết giúp bạn “thao túng tâm lý” học viên. Hãy follow VMP Training để cập nhật thêm những bài viết mới nhất về chủ đề này nhé!