Phương pháp SQ3R giúp bạn đọc hiểu sâu

Khám phá phương pháp đọc SQ3R tại bài viết này.
Khám phá phương pháp đọc SQ3R tại bài viết này.

Phương pháp SQ3R là một phương pháp đọc hiểu được phát triển bởi Francis P. Robinson vào những năm 1940. SQ3R là viết tắt của năm bước quan trọng trong quá trình đọc hiểu: Survey, Question, Read, Recite, và Review. Tại Tips For Learner tuần này, VMP sẽ giúp bạn tìm hiểu về phương pháp SQ3R và cách áp dụng vào học tập hiệu quả.

Bài viết này thuộc chuỗi Tips For Learner 

Bí quyết để việc học dễ như ăn bánh.

[maxbutton id=”4″ url=”https://vmptraining.com/category/tips-for-learner/” text=”Khám phá ” ] [maxbutton id=”13″ url=”#” text=”Follow” ]

Phương pháp SQ3R là gì?

Francis Pleasant Robinson cha đẻ của phương pháp SQ3R.
Francis Pleasant Robinson cha đẻ của phương pháp SQ3R.

Phương pháp SQ3R được phát triển bởi nhà tâm lý học tiến hóa người Mỹ tên là Francis Pleasant Robinson. Ông đã công bố về phương pháp đọc SQ3R trong cuốn sách “Effective Study” năm 1946. Trước đó, phương pháp này đã được Robinson sử dụng trong quá trình giảng dạy tại Trường Đại học Ohio. 

Kỹ thuật đọc sách SQ3R là viết tắt của năm bước quan trọng trong quá trình đọc hiểu: Survey (xem tổng quan), Question (đặt câu hỏi), Read (đọc), Recite (kể lại), và Review (ôn tập). Thông qua 5 bước này, người đọc có thể nghiền ngẫm về chủ đề đang nghiên cứu giúp hiểu sâu, nhớ lâu. Dưới đây là chi tiết từng bước:

1. Survey – Xem tổng quan

Dùng phương pháp đọc nhanh Tony Buzan để hỗ trợ quá trình này.
Dùng phương pháp đọc nhanh Tony Buzan để hỗ trợ quá trình này.

Đầu tiên, người đọc bắt đầu với việc xem tổng quan nội dung của tài liệu nghiên cứu bằng cách: Đọc tựa đề của văn bản để hiểu chủ đề chính hoặc nội dung dự kiến; xem qua các đầu mục, tiêu đề phụ, và các phần đề cập đến nội dung cụ thể trong văn bản để nắm cấu trúc; xem qua các bảng biểu và hình ảnh để nắm nhanh về nội dung một cách trực quan; đọc phần mở đầu và kết luận để nắm đại ý của tài liệu.

Mục đích của bước Survey là để bạn có cái nhìn tổng quan về nội dung và cấu trúc của văn bản trước khi bước vào việc đọc kỹ. Bằng cách này, bạn có thể xác định những phần quan trọng cần tập trung vào và tạo ra một khuôn khổ thông tin ban đầu để giúp bạn trong quá trình đọc hiểu sau này. Bạn có thể áp dụng phương pháp đọc nhanh Tony Buzan để tiết kiệm thời gian ở bước này.

2. Question – Đặt câu hỏi

Hãy đặt câu hỏi về những gì bạn muốn tìm hiểu từ tài liệu.
Hãy đặt câu hỏi về những gì bạn muốn tìm hiểu từ tài liệu.

Dựa trên những gì bạn đã xem xét trong bước Survey, hãy đặt ra các câu hỏi về những gì bạn muốn tìm hiểu từ tài liệu. Các câu hỏi này sẽ giúp bạn tạo ra một mục tiêu rõ ràng cho quá trình đọc hiểu. Qua đó tập trung vào các khía cạnh quan trọng và tạo động lực để tìm kiếm câu trả lời trong quá trình đọc.

Hãy sử dụng các từ khóa chính trong tài liệu để tạo câu hỏi. Điều này giúp bạn xác định các thông tin liên quan và tìm kiếm câu trả lời một cách chính xác. Ngoài ra hãy mở rộng câu hỏi để khám phá sâu hơn về nội dung. Điều này giúp tạo ra một cái nhìn toàn diện và suy nghĩ sáng tạo về tài liệu đang đọc. Đừng quên note lại các câu hỏi để dễ dàng tra cứu trong quá trình đọc.

3. Read – Đọc

Trong lúc đọc, hãy nhớ ghi chú thông tin.
Trong lúc đọc, hãy nhớ ghi chú thông tin.

Đây là bước chính trong phương pháp SQ3R. Ở bước này, bạn lưu ý đọc văn bản chủ động để nắm được các ý chính trong quá trình đọc. Theo đó, bạn đọc từng đoạn, đảm bảo đọc một cách chậm rãi và chú ý để hiểu ý chính của mỗi đoạn. Và đảm bảo đọc liên tục không gián đoạn để duy trì luồng thông tin và hiểu biết tổng thể của văn bản.

Trong quá trình đọc, hãy ghi chú các ý chính, ví dụ, thông tin quan trọng hoặc các thuật ngữ khó mà bạn gặp phải. Ghi chú này giúp bạn ghi nhớ và tạo ra một tài liệu tham khảo sau này. Phương pháp ghi chú Cornell sẽ là trợ thủ đắc lực cho bạn trong quá trình này. 

4. Recite – Kể lại

Sau khi đọc một phần của văn bản, hãy tường thuật lại những gì bạn vừa đọc bằng lời từ của riêng bạn. Bạn có thể sử dụng những ghi chép trước đó để hỗ trợ cho phần này. Kết hợp sử dụng các câu hỏi đã đặt để kiểm tra chính xác về nội dung.

Việc kể lại nội dung nhằm đảm bảo rằng bạn đã hiểu và ghi nhớ thông tin một cách chính xác. Quá trình này cũng giúp tạo ra một cái nhìn tổng thể về nội dung của tài liệu đang nghiên cứu.

5. Review – Ôn tập

Hãy ôn tập để phương pháp SQ3R phát huy tối đa tác dụng.
Hãy ôn tập để phương pháp SQ3R phát huy tối đa tác dụng.

Cuối cùng, hãy xem xét lại toàn bộ nội dung một cách tổng thể. Đánh giá lại những gì bạn đã học, đảm bảo bạn hiểu và nhớ thông tin quan trọng. Ôn tập thường xuyên sẽ giúp củng cố kiến thức và giữ cho thông tin lâu hơn trong trí nhớ. Bạn có thể ứng dụng đường cong lãng quên Ebbinghaus để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn. 

Ngoài ra, hãy làm một số việc sau để việc ôn tập trở nên dễ dàng hơn: tận dụng sơ đồ tư duy để ôn tập và làm tài liệu tra cứu; so sánh câu trả lời của bạn với câu hỏi ban đầu mà bạn đã đặt trong bước Question xem liệu bạn đã trả lời được đầy đủ và chính xác hay cần bổ sung thêm.

Tạm kết về phương pháp SQ3R giúp bạn đọc hiểu sâu

Trên đây là thông tin về phương pháp đọc SQ3R giúp bạn đọc hiểu sâu. Đây cũng được xem là một trong những phương pháp học tập hiệu quả. Hy vọng rằng những liệt kê trên đây giúp ích được đến quá trình học tập và làm việc của bạn.

Nội dung thuộc chuỗi Tips For Learner – Bí quyết để việc học dễ như ăn bánh. Follow VMP Training để cập nhật thêm các bài viết mới nhất về chủ đề này nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *