Learning environment là gì? Môi trường học tập hiệu quả

Learning Environment là gì?

Learning Environment là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả học tập. Vậy cụ thể thuật ngữ này nói về điều gì? Làm thế nào để tạo ra một môi trường học tập hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này.

Nội dung thuộc L&D Vocab – Từ điển để làm đào…tạo.

Learning environment là gì? Learning environment model là gì?

Learning environment hay môi trường học tập được định nghĩa là tổng hợp các yếu tố bên trong và bên ngoài tác động đến quá trình học tập của một cá nhân. Đó có thể là không gian vật lý, các mối quan hệ xã hội, phương pháp giảng dạy/học tập, công nghệ hỗ trợ, và cả những yếu tố tâm lý của người học.

Learning environment model hay mô hình môi trường học tập là một khung lý thuyết giúp xác định và phân loại các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến quá trình học tập của người học. Mô hình này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cách các yếu tố cá nhân, xã hội, tổ chức, và không gian vật lý/ảo tác động đến việc học tập. Cụ thể:

  • Cá nhân: Yếu tố này liên quan đến sự phát triển cá nhân của người học, bao gồm sự hình thành bản sắc, sức khỏe, sự phát triển cá nhân, định hướng mục tiêu, cùng với sự tham gia và khả năng tự chủ.
  • Xã hội: Yếu tố xã hội tập trung vào mối quan hệ và sự tương tác với người khác, bao gồm hỗ trợ xây dựng mối quan hệ, trở thành một phần của cộng đồng, và tương tác trong việc giảng dạy, học tập.
  • Tổ chức: Yếu tố này bao gồm các quy tắc và văn hóa của tổ chức, thực tiễn và chính sách, cùng với các tài nguyên có trong chương trình đào tạo và cơ hội thực hành.
  • Không gian offline/online: Yếu tố này xem xét liệu không gian offline hay online phù hợp cho việc học tập và thực hành. 
Mô hình Learning Environment
Mô hình Learning Environment

Mô hình này giúp người làm đào tạo nhận diện và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình học tập, từ đó đưa ra các biện pháp cải thiện môi trường học tập để tối ưu hóa kết quả học tập của người học.

Các thuyết liên quan đến môi trường học tập

  • Thuyết học tập dành cho người trưởng thành (ALT): Để đào tạo người trưởng thành hiệu quả, cần tạo ra một môi trường học tập phù hợp thúc đẩy sự tham gia từ người học. 
  • Thuyết về chủ nghĩa cấu trúc: Môi trường học tập được xem như một hệ thống các yếu tố tương tác với nhau, tạo nên một cấu trúc tổng thể ảnh hưởng đến quá trình học tập.
  • Thuyết về chủ nghĩa hành vi: Môi trường học tập được thiết kế để tạo ra những kích thích và phản ứng, từ đó hình thành nên các hành vi học tập.
  • Thuyết về chủ nghĩa nhân văn: Môi trường học tập tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu và tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện của người học.

Ai là người phát triển lý thuyết Learning environment?

Dưới đây là một số nhân vật có đóng góp phát triển các lý thuyết về môi trường học tập:

Lev Vygotsky cho rằng sự hỗ trợ của người khác trong môi trường xã hội là then chốt để người học phát triển các kỹ năng mới.

Jerome Bruner nhấn mạnh việc tổ chức môi trường học tập để người học chủ động tham gia, khám phá và xây dựng kiến thức.

John Dewey nhấn mạnh vai trò của môi trường học tập để người học có thể học tập thông qua tương tác với môi trường và giải quyết các vấn đề thực tế.

Jean Piaget cho rằng môi trường học tập cần phù hợp với mức độ phát triển nhận thức của người học.

B.F. Skinner cho rằng môi trường có thể được thiết kế để tạo ra những kích thích và phản ứng, từ đó hình thành nên các hành vi học tập.

Các lý thuyết về môi trường học tập không phải là những nguyên tắc cứng nhắc mà luôn được cập nhật và phát triển. Thông tin trong bài viết này là tổng hợp kiến thức mới nhất do VMP thực hiện tính đến thời điểm bài viết được đăng tải. 

05 yếu tố tạo nên môi trường học tập hiệu quả

1. Văn hóa học tập chủ động trong doanh nghiệp

Văn hóa là điểm mấu chốt hình thành nên các yếu tố khác để tạo nên môi trường học tập hiệu quả. Khi doanh nghiệp sở hữu được văn hóa này, cũng đồng nghĩa với việc mỗi cá nhân trong tổ chức đều có thái độ tích cực với việc học. Do đó, họ sẽ nỗ lực tìm cách tạo dựng cho mình một môi trường học tập hiệu quả.

Ví dụ, họ sẽ tìm cách đổi mới trên công việc mà mình đang làm. Lúc này, họ đã biến công việc của bản thân trở thành môi trường để có thể áp dụng và thực hành cái mới. Theo báo cáo “State of the Global Workplace” của Gallup: Các công ty có văn hóa học tập mạnh mẽ có khả năng đổi mới cao hơn 125% so với các công ty khác. Tham khảo 05 thời điểm vàng xây dựng văn hóa học tập trong doanh nghiệp.

Doanh nghiệp sở hữu văn hóa học tập chủ động sẽ tạo ra môi trường học tập tích cực.
Doanh nghiệp sở hữu văn hóa học tập chủ động sẽ tạo ra môi trường học tập tích cực.

2. Không gian vật lý

Doanh nghiệp cần có một không gian riêng dành cho việc đào tạo và học tập. Không gian học tập cần được sắp xếp gọn gàng, khoa học, đảm bảo đủ ánh sáng tự nhiên hoặc ánh sáng nhân tạo phù hợp, tránh tiếng ồn gây mất tập trung. Ngoài ra, không gian cần cung cấp đầy đủ các thiết bị học tập như bàn ghế, sách vở, máy tính, thiết bị nghe nhìn,…Có thể tích hợp không gian xanh như cây xanh, hoa lá vào môi trường học tập để tạo cảm giác thư giãn và thoải mái.

Một số doanh nghiệp không thể đầu tư cơ sở vật chất, vậy phải làm sao? Khi tổ chức các khóa đào tạo nội bộ, bạn có thể thuê không gian bên ngoài để đảm bảo tiêu chuẩn về không gian, giúp nâng cao hiệu quả học tập. 

3. Mối quan hệ Trainer – Học viên

Trainer cần xây dựng mối quan hệ gần gũi, tin cậy, tạo không khí cởi mở để học viên thoải mái đặt câu hỏi và trao đổi. Bạn cũng nên khuyến khích học viên tương tác với nhau, làm việc nhóm để chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm bằng các hoạt động trong lớp. 

Ngoài ra, Trainer cũng nên xây dựng một cộng đồng học tập tích cực, nơi mọi người cùng nhau học hỏi và hỗ trợ lẫn nhau. Như tại VMP, chúng tôi xây dựng cộng đồng Cafe & Learn để học viên cũ Train The Trainer 3+ có môi trường để luyện tập, chia sẻ kiến thức kinh nghiệm.

4. Phương pháp giảng dạy

Trainer nên đa dạng hóa phương pháp giảng dạy khác nhau như thuyết trình, thảo luận, thực hành, dự án,… Bạn có thể tham khảo phong cách học tập VAK để đưa ra các phương pháp giảng dạy phù hợp với từng nhóm đối tượng học viên.

Tạo điều kiện cho học viên chủ động tham gia vào quá trình học tập, đặt câu hỏi, đưa ra ý kiến. Như tại các khóa đào tạo của VMP, chúng tôi áp dụng Learning By Doing 3V để gia tăng sự tương tác của người tham dự.  

Đánh giá thường xuyên để nắm bắt tiến độ học tập của học viên, từ đó điều chỉnh phương pháp giảng dạy cho phù hợp. Bạn có thể tham khảo 4 cấp độ đo lường đánh giá hiệu quả đào tạo.

5. Công Nghệ

Ứng dụng công nghệ để tạo nên learning environment tích cực.
Ứng dụng công nghệ để tạo nên learning environment tích cực.

Cuối cùng, để tạo ra Learning environment hiệu quả, bạn có thể sử dụng công nghệ. Áp dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy và học, như sử dụng phần mềm, ứng dụng, e-learning,… để tạo ra các bài giảng trở nên sinh động, hấp dẫn. Tham khảo Thiết kế khóa học với công nghệ – PDT.

Bản thân Trainer và học viên đều cần trang bị các kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin để phục vụ cho việc dạy và học tối ưu hơn.

Tạm kết về Learning environment là gì? Môi trường học tập hiệu quả

Learning Environment hay môi trường học tập là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo. Tin rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Learning environment là gì? và các yếu tố để tạo nên môi trường học tập hiệu quả. 

Nội dung thuộc L&D Vocab – Từ điển để làm đào…tạo.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *