TỐI ƯU HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO TỪ GỐC RỄ VỚI BETARI | Creating the Learning and Sharing Culture #2

Tối ưu hiệu quả đào tạo với Betari là một phương pháp được Trainer Phan Hữu Lộc đưa ra trong sự kiện nhằm gợi ý cho các nhà quản lý Training & Development giải quyết các vấn đề từ gốc rễ. 

Vào sáng thứ 06 ngày 23/07/2021, VMP đã tổ chức thành công sự kiện online Creating the Learning and Sharing Culture #2. Với sự góp mặt của hơn 80 quản lý bộ phận Training & Development (T&D) tại các doanh nghiệp trên toàn quốc, sự kiện là cơ hội để các doanh nghiệp cũng như VMP giao lưu, chia sẻ những vấn đề gặp phải trong tiến trình tổ chức các hoạt động đào tạo tại doanh nghiệp. Thông qua đó, VMP đưa ra những phương pháp hòng giúp các doanh nghiệp cải thiện, nâng cao chất lượng chương trình đào tạo.

Tối ưu hiệu quả đào tạo với betari
Sự kiện thành công nhờ vào sự góp mặt của hơn 80 nhà phụ trách bộ phận Training & Development (T&D) tại các doanh nghiệp trên toàn quốc.

Người học không hứng thú tham gia khóa đào tạo – Câu chuyện “khó nhằn” mà nhà T&D phải đối mặt

Tình trạng người học không hứng thú với khóa đào tạo, không áp dụng những gì được đào tạo vào công việc, hay khóa đào tạo không mang lại hiệu quả là những vấn đề mà nhà T&D thường gặp phải. 

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này: Chương trình đào tạo quá nhiều lý thuyết, người học khó tiếp thu và không ứng dụng được vào công việc; phương pháp đào tạo chưa đúng; khóa học không đúng với nhu cầu người học, họ thấy tốn thời gian vì phải tham gia vào khóa học;… Tuy nhiên, nguyên nhân cốt lõi ở đây là “niềm tin” của người học đã bị đánh mất.

Bạn có thể quan tâm: Nâng cao năng lực huấn luyện và kèm cặp nhân viên với mô hình STEPPPA

Sau những trải nghiệm không tốt từ các khóa đào tạo trước đó, người học dần mất niềm tin vào năng lực và “sản phẩm” từ bộ phận tổ chức Training & Development tại các doanh nghiệp. Do đó, cho dù bộ phận T&D tại các doanh nghiệp có cải tiến khóa học, có năng cấp chương trình học như thế nào đi chăng nữa thì trong mắt học viên, chúng đều không đạt chất lượng, thậm chí là nhàm chán.

Trainer Phan Hữu Lộc tại sự kiện online Creating the Learning and Sharing Culture #2.
Trainer Phan Hữu Lộc tại sự kiện online Creating the Learning and Sharing Culture #2.

Theo chia sẻ thực tế từ Trainer Phan Hữu Lộc, khoảng thời gian bắt đầu công tác với vai trò là giảng viên tại Coca – cola, anh đã từng tổ chức một khóa đào tạo với số lượng học viên ước tính và 25-30 học viên. Tuy nhiên kết quả nhận được chỉ có vỏn vẹn 03 học viên đăng ký khóa đào tạo này. Anh rất bất ngờ và bắt đầu tìm hiểu nguyên nhân tại sao lại có rất ít người muốn được tham gia vào chương trình đào tạo của công ty. 

Sau tìm hiểu, anh biết được rằng những người giảng viên trước đó đã làm mất niềm tin của người học, khiến họ cảm thấy mất thời gian và không nhận được bất kỳ giá trị nào cho công việc sau khóa học. Học viên chia sẻ với anh rằng việc đi học khiến họ mất đi cơ hội kiếm thêm thu nhập và doanh số.

Bạn có thể quan tâm: Sự kiện Creating the Learning and Sharing Culture #1

Tối ưu hiệu quả đào tạo với Betari – Giải quyết VẤN ĐỀ từ gốc rễ

Như đã đề cập phía trên, niềm tin của người học là gốc rễ của mọi vấn đề đào tạo. Việc tối ưu hiệu quả đào tạo với Betari được Trainer Phan Hữu Lộc để cập đến như một giải pháp hữu hiệu giải quyết vấn đề từ gốc rễ.

tối ưu hiệu quả đào tạo
Mô hình nguyên lý hộp Betari được Trainer Phan Hữu Lộc chia sẻ trong sự kiện.

Theo đó, nguyên lý hộp Betari gồm 04 yếu tố đó là: Believe – Niềm tin của người học, Attitude – Thái độ học tập, Action – Hành động sau khi học, Apply – Ứng dụng trong công việc.

Về việc áp dụng nguyên lý hộp Betari, Trainer Phan Hữu Lộc chia sẻ: “Đầu tiên tôi tạo  dựng niềm tin. Khi học viên tin tưởng – Believe vào khóa đào tạo sẽ cung cấp cho họ những phương pháp giá trị, ứng dụng vào công việc tốt, cộng với thái độ, tinh thần – Attitude sẵn sàng tham dự khóa học, họ sẽ thực hành – Action những gì được học. Sau đó, họ nhận ra mình có thể làm được, điều này càng thêm củng cố niềm tin – Believe trong họ. Người học bắt đầu ứng dụng những kiến thức vào trong công việc, ứng dụng thành công họ càng gia cố thêm niềm tin. Cứ như vậy niềm tin ngày một tăng lên”.

Muốn tổ chức khóa học thành công, trước hết người làm công tác đào tạo và quản lý phải xây dựng lại niềm tin cho người học. Trainer Phan Hữu Lộc chia sẻ trong ba tháng đầu tiên làm việc tại Coca-cola, anh không tổ chức thêm bất kỳ một khóa học nào nữa. Thay vào đó anh dành thời gian để xây dựng niềm tin bằng cách khảo sát nhu cầu của người học. 

Để xây dựng chương trình đào tạo cho một đội Sale khu vực Nha Trang, anh Lộc đi thị trường cùng với anh chị em nhân viên kinh doanh tại khu vực, nhằm xác định vấn đề họ đang gặp phải là gì. Sau đó, anh trao đổi cùng với Giám đốc trực tiếp của bộ phận kinh doanh và xây dựng một chương trình đào tạo dành riêng cho nhóm này. Tất cả các hoạt động trên đều nhằm mục đích tối ưu hiệu quả đào tạo.

Trong bài giảng có các hình ảnh đi khảo sát thị trường được thu thập trước đó, các ví dụ và hướng giải quyết trong thực tế công việc. Khi những người trong đội sale tham gia vào khóa đào tạo, họ thấy mọi thứ được dạy đều đúng với những vấn đề mà họ đang gặp phải. Sau khóa học, họ cảm thấy bản thân nhận được rất nhiều giá trị thực tế, họ có thể áp dụng ngay vào công việc. Chính việc này đã giúp thay đổi niềm tin của người học. “Tiếng lành đồn xa”, khóa đào tạo thứ hai của anh Lộc đã có nhiều người đăng ký hơn, thay vì chỉ 03 người như khóa đầu tiên. 

Đội ngũ VMP rất vui vì sự kiện đã giúp ích được đến các anh chị.
Đội ngũ VMP rất vui vì sự kiện đã giúp ích được đến các anh chị.

Nguyên tắc 4C – cách thức xây dựng niềm tin hiệu quả

Trainer Phan Hữu Lộc cũng đã chia sẻ cách thức để xây dựng niềm tin thành công, đó là áp dụng công thứ 4C, tương ứng với Communication – Giao tiếp hiệu quả, rõ ràng với các bộ phận khác để tạo sự tin tưởng; Competency – Nâng cao năng lực của bộ phận T&D, để khi người học nhìn vào năng lực của nhà T&D, họ tin rằng bạn sẽ giúp đỡ được cho họ; Care – Quan tâm đến nhu cầu người học, tìm hiểu mối quan tâm của người học; Credibility – Uy tín cá nhân của nhà T&D, uy tín cao thì sự tín nhiệm của người học cũng sẽ cao.

Kết hợp nguyên tắc 4C và hộp nguyên lý Betari sẽ giúp nhà đào tạo nhanh chóng gây dựng được niềm tin đối với người học, giải quyết được vấn đề tận gốc rễ, từ đó nhanh chóng nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển tại doanh nghiệp.

Xây dựng đội ngũ SHARE – Chìa khóa tạo dựng văn hóa học tập, chia sẻ

“Tinh thần học hỏi và văn hóa chia sẻ là gốc rễ của việc đào tạo. Khi người học có một tinh thần sẵn sàng học hỏi, chia sẻ thì khi các nhà T&D tổ chức bất cứ chương trình đào tạo cho dù là online hay offline cũng sẽ luôn thành công” – Chia sẻ từ Trainer Phan Hữu Lộc.

Doanh nghiệp sở hữu văn hóa học tập, chia sẻ là môi trường mà tại đó, tất cả mọi người đều luôn trong trạng thái ham học hỏi và sẵn sàng chia sẻ mọi thứ từ kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng. Để tạo được văn hóa chia sẻ, các nhà T&D cần xây dựng đội ngũ SHARE trong doanh nghiệp. Đây cũng là một trong những cách giúp các nhà T&D tối ưu hiệu quả đào tạo thành công.

tối ưu hiệu quả đào tạo
Tại sự kiện, Trainer Phan Hữu Lộc cũng đã tạo ra môi trường học tập chia sẻ bằng cách cho các khách mời thảo luận nhóm.

Nhà T&D có thể áp dụng 07 bước dưới đây để xây dựng đội ngũ SHARE cho doanh nghiệp:

  1. Proposal – Thiết kế đề án thành lập đội ngũ SHARE.
  2. Policy & Criteria – Xây dựng chính sách, tiêu chí đánh giá đầu vào.
  3. Selection – Tuyển chọn đội ngũ chia sẻ nội bộ.
  4. Train the Trainer – Đào tạo phương pháp giảng dạy và chia sẻ.
  5. Apply/Follow up – Tạo môi trường vận dụng.
  6. Best practice sharing – Chia sẻ bài học kinh nghiệm thành công.
  7. Reward – Ghi nhận và tưởng thưởng.
Trainer Phan Hữu Lộc đang chia sẻ 07 bước dưới đây để xây dựng đội ngũ SHARE.
Trainer Phan Hữu Lộc đang chia sẻ 07 bước dưới đây để xây dựng đội ngũ SHARE.

Bên cạnh đó, theo Trainer Phan Hữu Lộc, văn hóa doanh nghiệp cũng có ảnh hưởng đến văn hóa học tập và chia sẻ tại doanh nghiệp. Như tại DIAGEO – một doanh nghiệp mà anh Lộc từng công tác, họ yêu cầu người ứng viên được chọn phải hoàn thành 05 chứng chỉ do doanh nghiệp cấp mới được nhận vào làm việc. Cách làm này tạo dựng cho người mới văn hóa tự học, vì họ phải tự tìm hiểu và học trước mới có thể hoàn thành các bài thi chứng chỉ. Việc này cũng tương ứng với Offer letter và Online Learning trong 05 cơ hội vàng (05 Golden Opportunities) được chia sẻ tại sự kiện.

Xem chi tiết về 05 cơ hội vàng (05 Golden Opportunities) tại sự kiện Creating the Learning and Sharing Culture #1

Lời kết cho tối ưu hiệu quả đào tạo với Betari

Trên đây là tóm tắt về một số ít nội dung được chia sẻ trong sự kiện Creating the Learning and Sharing Culture #2 do VMP tổ chức vào sáng ngày 23/07/2021. 

VMP xin chân thành cảm ơn sự góp mặt của hơn 80 anh chị quản lý bộ phận Training & Development từ các doanh nghiệp trên khắp cả nước. Sự tham gia đầy đủ của các anh chị đã góp phần tạo nên thành công của sự kiện này. Trainer Phan Hữu Lộc và đội ngũ VMP vô cùng vui mừng vì những chia sẻ tại sự kiện đã giúp ích được cho công việc của các anh chị.

Cuối cùng, VMP xin chúc quý anh chị an toàn mạnh khỏe vượt qua mùa dịch, và đặc biệt sớm ứng dụng thành công các phương pháp được chia sẻ vào công việc. Xin cảm ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site uses cookies to offer you a better browsing experience. By browsing this website, you agree to our use of cookies.