Coach career growth là một thuật ngữ chỉ việc nhân viên được hỗ trợ phát triển sự nghiệp bởi quản lý của mình. Cụ thể hơn thuật ngữ này nói về điều gì? Lợi ích mà nó mang lại là gì? Ai là người đặt nền móng phát triển và mô hình Coach Career Growth là gì? Khám phá ngay tại bài viết này nhé.
Nội dung thuộc L&D vocab – Từ điển để làm đào…tạo.
Coach Career Growth là gì?
Coach career growth là quá trình nhân viên được hỗ trợ, hướng dẫn và đồng hành bởi quản lý để phát triển sự nghiệp của mình. Đây không chỉ là việc nhân viên đạt được các mục tiêu ngắn hạn, mà còn xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển dài hạn tại doanh nghiệp.
Quản lý đóng vai trò là người coach giúp nhân viên của mình nhận diện rõ ràng hơn về mục tiêu nghề nghiệp, xác định điểm mạnh, điểm yếu và xây dựng các chiến lược hiệu quả để đạt được những gì họ mong muốn. Qua việc khai vấn, quản lý cũng hiểu rõ hơn về mong muốn phát triển của nhân viên để tìm ra được điểm chạm với tổ chức, góp phần tạo ra trải nghiệm nhân viên vượt trội ở giai đoạn này.
Cá nhân đặt nền móng cho Coach Career Growth
Coach Career Growth là kết quả của việc phát triển dần dần trong nhiều thập kỷ qua, với những đóng góp của nhiều chuyên gia và tổ chức trong lĩnh vực tư vấn và phát triển nghề nghiệp. Chúng ta có thể kể đến 3 nhân vật đặt nền móng cho sự phát triển này gồm:
Sir John Whitmore: Ông được coi là một trong những người sáng lập của coaching hiện đại. Cuốn sách của ông “Coaching for Performance” đã đặt nền móng cho nhiều phương pháp coaching hiện đại, bao gồm mô hình GROW.
Timothy Gallwey: Ông là tác giả của cuốn sách “The Inner Game of Tennis” (Trò Chơi Bên Trong Của Tennis), được xuất bản vào năm 1974. Cuốn sách này đã giới thiệu một cách tiếp cận mới về việc cải thiện hiệu suất thông qua coaching, và nó đã trở thành một trong những tài liệu nền tảng của coaching.
Thomas Leonard: Ông là một trong những người đầu tiên phát triển ngành coaching chuyên nghiệp và đã sáng lập Coach U, một trong những tổ chức đào tạo coach đầu tiên, cũng như International Coach Federation (ICF), tổ chức lớn nhất và có ảnh hưởng nhất trong ngành coaching hiện nay.
Lợi ích của Coach Career Growth
Xác định mục tiêu và định hướng sự nghiệp rõ ràng: Nhân viên xác định các mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng, phù hợp với giá trị, kỹ năng và sở thích của họ. Từ đó, họ có thể tập trung và đạt được thành công trên chính công việc đang làm.
Phát triển kỹ năng và năng lực: Quản lý hướng dẫn và tạo điều kiện để nhân viên phát triển các kỹ năng cần thiết cho sự nghiệp, như lãnh đạo, quản lý, giao tiếp, ra quyết định,..Việc này giúp người được huấn luyện tăng cường năng lực cá nhân và hiệu suất công việc.
Tăng động lực và cam kết: Việc được kèm cặp giúp nhân viên duy trì động lực và cam kết cao hơn trong quá trình phát triển sự nghiệp. Đây sẽ là động lực giúp họ vượt qua các thách thức và đạt được mục tiêu nghề nghiệp.
Tăng cường sự tự tin và khả năng thích ứng: Trong quá trình Career Coaching, quản lý giúp nhân viên xây dựng sự tự tin và khả năng thích ứng với các thay đổi trong công việc. Điều này giúp nhân viên chủ động và linh hoạt hơn trong quá trình phát triển sự nghiệp.
Gia tăng trải nghiệm, tăng cường gắn kết: Khi được quản lý Coach Career Growth, nhân viên cảm thấy doanh nghiệp thực sự quan tâm đến sự phát triển của họ. Nó sẽ trở thành các điểm chạm giúp gia tăng trải nghiệm nhân viên trong tổ chức. Từ đó, giúp nhân viên gắn kết hơn với doanh nghiệp và sẵn sàng cống hiến.
Lộ trình phát triển theo T-shape emloyee và V-shape emloyee
- T-Shape Employee
Một nhân viên T-Shape là người có kiến thức rộng ở nhiều lĩnh vực khác nhau và có chuyên môn sâu ở một lĩnh vực cụ thể. Nhờ vào sự hiểu biết cơ bản về nhiều khía cạnh khác nhau của công việc hoặc ngành nghề, giúp họ dễ dàng hợp tác và giao tiếp với các bộ phận khác.Họ cũng là người được đào tạo và có kinh nghiệm sâu rộng trong một lĩnh vực cụ thể, cho phép họ giải quyết các vấn đề phức tạp và đóng góp giá trị cao trong lĩnh vực đó.
Nhân viên T shape có thiên hướng phát triển sâu về chuyên môn đang làm. Do vậy, khi thực hiện Coach Career Growth, quản lý cần định hướng cho nhân viên lộ trình phát triển các kỹ năng chuyên môn và trở thành chuyên gia trong lĩnh vực của họ.
- V-shape employee
Một nhân viên V-Shape là người có sự kết hợp giữa khả năng lãnh đạo và chuyên môn sâu trong một lĩnh vực cụ thể. Họ có thể trở thành người lãnh đạo dẫn dắt và quản lý nhóm, điều phối công việc và định hướng chiến lược. Họ cũng có khả năng nhìn nhận và đánh giá các vấn đề ở mức độ cao hơn, định hướng cho nhóm và tổ chức.
Những nhân viên V-shape có thiên hướng phát triển về cấp bậc trong tổ chức. Do vậy, khi thực hiện Coach Career Growth, quản lý cần định hướng cho nhân viên lộ trình thăng tiến phù hợp, kèm với đó là các kỹ năng liên quan đến quản lý, lãnh đạo.
Lưu ý:
Không phải nhân viên nào cũng chỉ thuộc một hình mẫu: Một số người có thể kết hợp cả hai hình mẫu T-Shape và V-Shape.
Mô hình này có thể thay đổi theo thời gian: Khi sự nghiệp phát triển, một nhân viên có thể chuyển đổi từ hình mẫu này sang hình mẫu khác.
Việc định hướng phát triển sự nghiệp cần được cá nhân hóa: Mỗi người có những mục tiêu và sở thích khác nhau, vì vậy cần có một lộ trình phát triển phù hợp với từng cá nhân.
Mô hình Coach Career Growth phổ biến
Mô hình Grow
Mô hình GROW (Goals – Reality – Options – Will) là một trong những mô hình phổ biến nhất trong career coaching. Thông qua việc đặt câu hỏi, quản lý giúp nhân viên tìm thấy 4 thứ: mục tiêu, hiện trạng, lựa chọn và kế hoạch hành động.
1. Goals (Mục tiêu):
Xác định rõ mục tiêu mà nhân viên muốn đạt được trong sự nghiệp.
2. Reality (Hiện trạng):
Đánh giá tình hình hiện tại của nhân viên, bao gồm các điểm mạnh, điểm yếu và những thách thức đang đối mặt.
3. Options (Lựa chọn):
Xem xét các lựa chọn và chiến lược có thể giúp nhân viên đạt được mục tiêu.
4. Will (Kế hoạch hành động):
Xác định cam kết và kế hoạch hành động cụ thể để tiến tới mục tiêu.
Mô hình 5C trong Coach Career Growth
Mô hình 5C là một phương pháp khác được áp dụng trong coach career growth, giúp nhân viên phát triển một cách toàn diện:
1. Clarity (Rõ Ràng)
Giúp nhân viên xác định rõ ràng mục tiêu và định hướng sự nghiệp.
- Hỗ trợ nhân viên thiết lập các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Điều này có thể bao gồm việc thăng tiến, phát triển kỹ năng chuyên môn hoặc chuyển đổi sang vai trò mới.
- Hướng dẫn nhân viên thực hiện phân tích SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats) để hiểu rõ hơn về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của họ.
- Xây dựng một kế hoạch hành động chi tiết, xác định các bước cụ thể và thời gian thực hiện để đạt được mục tiêu.
2. Confidence (Tự Tin)
Xây dựng sự tự tin và tin tưởng vào khả năng của nhân viên.
- Liên tục động viên và khích lệ nhân viên, giúp họ cảm thấy được sự hỗ trợ và tin tưởng vào khả năng của mình.
- Cung cấp các cơ hội đào tạo và phát triển để nâng cao kỹ năng và kiến thức của nhân viên, từ đó tăng cường sự tự tin trong công việc.
- Ghi nhận, khen thưởng những thành công, đóng góp của nhân viên, dù là nhỏ nhất, để thúc đẩy tinh thần và lòng tự tin.
3. Competence (Năng Lực)
Phát triển các kỹ năng và năng lực cần thiết để nhân viên đạt được mục tiêu sự nghiệp.
- Tổ chức các chương trình đào tạo chuyên sâu về kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm, phù hợp với nhu cầu phát triển của từng nhân viên.
- Cung cấp các buổi mentoring và coaching để nhân viên có cơ hội học hỏi từ những người có kinh nghiệm và chuyên gia trong lĩnh vực.
- Tạo cơ hội cho nhân viên tham gia vào các dự án thực tế, nơi họ có thể áp dụng và phát triển kỹ năng mới.
4. Connection (Kết Nối)
Tạo dựng và mở rộng mạng lưới quan hệ chuyên nghiệp cho nhân viên.
- Khuyến khích nhân viên tham gia các nhóm làm việc, dự án liên phòng ban để mở rộng mạng lưới quan hệ nội bộ.
- Hỗ trợ nhân viên tham gia các hội nghị, sự kiện ngành nghề và các hoạt động networking để kết nối với các chuyên gia bên ngoài.
- Hướng dẫn nhân viên cách xây dựng và duy trì các mối quan hệ chuyên nghiệp một cách hiệu quả.
5. Commitment (Cam Kết)
Thúc đẩy nhân viên duy trì động lực và cam kết với kế hoạch phát triển sự nghiệp.
- Thúc đẩy nhân viên cam kết với các mục tiêu, kế hoạch hành động đã đề ra thông qua các buổi họp định kỳ và đánh giá tiến độ.
- Cung cấp sự hỗ trợ liên tục, bao gồm cả tài nguyên và phản hồi, để giúp nhân viên duy trì động lực và đạt được mục tiêu.
- Xây dựng văn hóa đội nhóm đề cao sự cam kết và phát triển liên tục.
Tạm kết về Coach Career Growth
Trên đây là một số thông tin liên quan đến Coach Career Growth – Coach phát triển sự nghiệp. Qua đây chúng ta có thể thấy tầm quan trọng của quản lý trong giai đoạn phát triển sự nghiệp của nhân viên. Họ chính là người Coach, đồng thời là người tạo ra trải nghiệm nhân viên vượt trội, quyết định sự gắn bó của nhân sự đối với tổ chức. Tin rằng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về thuật ngữ này.
Là L&D, bạn sẽ làm gì để quản lý thực hiện tốt vai trò của mình trong Coach Career Growth? Nếu bạn đang tìm câu trả lời cho vấn đề này, hãy đến sự kiện Cafe & Learn tháng 08.2024 với chủ đề Develop Experience – Xây dựng trải nghiệm phát triển sự nghiệp vượt trội.
ĐĂNG KÝ THAM DỰ MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY.
Nội dung thuộc L&D vocab – Từ điển để làm đào…tạo.